Với những người làm marketing, xây dựng chiến lược content marketing là việc không thể thiếu khi triển khai chiến lược marketing. Chiến lược content marketing không chỉ tập trung vào việc quảng cáo cho sản phẩm, dịch vụ mà còn cung cấp thông tin hữu ích cho người đọc. Việc kết hợp các dạng content giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng tự nhiên, tạo sự liên kết với khách hàng tốt hơn.

Vậy xây dựng chiến lược content marketing như thế nào để đạt hiệu quả cao, những lưu ý cần chú ý là gì? Cùng DiBrother tìm hiểu thông qua nội dung bài viết sau.

Chiến lược content marketing là gì?

Ta sẽ đi làm rõ khái niệm chiến lược content marketing qua nghĩa của từng cụm từ. Content marketing được hiểu là nội dung mà doanh nghiệp đăng tải trên các kênh social, website, diễn đàn…với mục đích quảng bá doanh nghiệp đến khách hàng.

Thay vì chỉ tập trung cung cấp thông tin sản phẩm/ dịch vụ, chiến lược content marketing sẽ giúp khách hàng nhận ra tên thương hiệu và sản phẩm. Khách hàng sẽ nhớ đến ý nghĩa của sản phẩm, giá trị sản phẩm, tại sao nên chọn sản phẩm của doanh nghiệp bạn là gì…khi chiến lược content marketing được triển khai rõ ràng theo từng giai đoạn.

Chiến lược content marketing là gì?
Chiến lược content marketing là gì?

Chiến lược content marketing được xây dựng dài hạn, đề cao việc sáng tạo, phân phối, quản lý và đánh giá chất lượng nội dung mà doanh nghiệp triển khai. Thông thường, chiến lược content marketing bao gồm 2 phần chính gồm:

  • Thiết kế nội dung: là những thông tin được tổng hợp và sử dụng tài liệu chính thống của sản phẩm, lĩnh vực để cung cấp những nội dung chính xác đến đọc giả. Đối tượng hướng đến của việc thiết kế nội dung là khách hàng, những người quan tâm đến chủ đề nội dung mà doanh nghiệp đang triển khai.
  • Thiết kế hệ thống: phần này là quá trình xây dựng cấu trúc, giao diện, mô hình và dữ liệu của doanh nghiệp, quy trình này có thể được sử dụng để triển khai chiến lược content marketing trong quá trình vận hành. Đối tượng hướng đến của thiết kế hệ thống là những người thuộc cấp quản lý.

Tại sao doanh nghiệp phải xây dựng chiến lược content marketing

Content marketing được xem là “công cụ thiết yếu” của doanh nghiệp trên nền tảng các kênh social và website của doanh nghiệp.Chiến lược content marketing hiệu quả sẽ mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp.

Tăng sự kết nối với khách hàng

Khi doanh nghiệp hiểu khách hàng mà mình muốn hướng đến là ai, độ tuổi trung bình, thói quen, nhu cầu, sở thích… sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận và thu hút khách hàng mục tiêu tốt hơn.

Mỗi đối tượng, độ tuổi, nghề nghiệp sẽ xem những nội dung khác nhau nên doanh nghiệp bạn cần đa dạng hóa các dạng nội dung, xây dựng chiến lược content cụ thể để nâng cao hiệu quả của chiến lược content marketing.

Quảng bá thương hiệu

Song song với việc tiếp cận khách hàng mục tiêu, content marketing cỏn giúp doanh nghiệp xây dựng hình ảnh thương hiệu trong lòng khách hàng. Chiến lược content marketing đúng đắn sẽ giúp doanh nghiệp phát triển hình ảnh thương hiệu, tạo dựng lòng tin với khách hàng.

Chiến lược content marketing được xác định rõ mục tiêu, phương hướng triển khai, hình ảnh, nội dung được đồng nhất còn giúp nâng cao độ nhận diện của thương hiệu trên các nền tảng truyền thông.

Xây dựng chiến lược content marketing giúp quảng bá thương hiệu
Xây dựng chiến lược content marketing giúp quảng bá thương hiệu

Tăng lượng truy cập cho kênh truyền thông của doanh nghiệp

Xây dựng chiến lược content marketing giúp nội dung truyền tải trên các kênh truyền thông của doanh nghiệp được sản xuất đều đặn, nội dung chất lượng cung mang đến giá trị cho người đọc, từ đó thu hút lượng tương tác. Lượng truy cập này có thể là khách hàng cũ, khách hàng tiềm năng, khán giả, đối tác…Đồng thời, nội dung hấp dẫn, theo trend còn thu hút những người chưa có nhu cầu, khiến họ tò mò và tìm hiểu về sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp bạn cung cấp.

Tăng tương tác và lượt truy cập trên nền tảng social, website là một trong những mục tiêu quan trọng khi xây dựng chiến lược content. Từ kết quả này, người làm marketer và lãnh đạo sẽ đánh giá được chất lượng của chiến lược content.

Xây dựng chiến lược content marketing giúp tăng lượt chuyển đổi

Nội dung chất lượng, có tính thuyết phục và độ tin cậy cao là yếu tố tác động trực tiếp đến hành vi mua sắm của khách hàng. Do đó, content marketing không chỉ là bài viết quảng cáo, cung cấp thông tin hay quảng bá về chương trình khuyến mãi với những thông tin rời rạc. Content marketing là những mắt xích có sự kết nối chặt chẽ với nhau, nội dung được đăng tải sẽ bổ trợ cho nhau, tạo nên sự vững mạnh của thương hiệu.

Chính những chiến lược content marketing sẽ giúp sản phẩm của bạn trở nên nổi bật và thân quen với khách hàng. Từ đó, giúp mang về doanh thu và khách hàng trung thành với doanh nghiệp.

7 bước xây dựng chiến lược content marketing marketer phải biết

Mỗi doanh nghiệp, mỗi cá nhân sẽ có cách xây dựng và triển khai content marketing khác nhau và họ vẫn áp dụng những bước cơ bản sau:

Bước 1. Xác định mục tiêu xây dựng chiến lược content marketing của mình
Xác định mục tiêu là bước đầu tiên và cũng là bước quan trọng nhất khi bắt đầu xây dựng chiến lược content marketing. Mục tiêu được đặt ra dựa vào tình hình hiện tại của doanh nghiệp. Mục tiêu cần cụ thể, rõ ràng và phải đo lường hiệu suất để đánh giá được hiệu quả của chiến lược.

Mỗi giai đoạn, doanh nghiệp sẽ có mục tiêu trọng tâm khác nhau và các mục tiêu có thể là:

  • Tăng độ nhận diện của thương hiệu
  • Mang về doanh thu cho doanh nghiệp
  • Mở rộng lượng khách hàng tiềm năng
  • Xây dựng độ uy tín của doanh nghiệp
  • Xây dựng cộng đồng khách hàng
Các bước xây dựng chiến lược content marketing
Các bước xây dựng chiến lược content marketing

Bước 2. Các chỉ số cần chú ý

Mục tiêu của chiến lược content marketing phải khả thi, phù hợp với tình hình của doanh nghiệp và có khả năng đo lường được. Mục tiêu marketing phải phù hợp với mục tiêu chung của doanh nghiệp và chiến lược marketing tổng thể.

Để đảm bảo kết quả, doanh nghiệp có thể sử dụng mô hình SMART, mô hình OKR để đo lường hiệu quả công việc. Các chỉ số quan trọng mà marketer dùng để đánh giá hiệu quả chiến lược content marketing gồm:

  • Lượng truy cập trên nền tảng website
  • Thứ hạng từ khóa SEO
  • Lượng tương tác trên nền tảng social: facebook, instagram, tiktok, threads…
  • Tỷ lệ chuyển đổi

Bước 3. Phác họa chân dung khách hàng

Tiếp cận nhiều người là chưa đủ, chiến lược content marketing thành công phải hướng đến đúng tệp khách hàng mà doanh nghiệp cần.

Bên cạnh nguồn dữ liệu sẵn có của doanh nghiệp và các tổ chức nghiên cứu, người làm marketing còn “phác họa” chân dung khách hàng của mình thông qua các cuộc khảo sát online, phỏng vấn trực tiếp,…Qua đó, nội dung được triển khai sẽ gần gũi, thiết thực với mong muốn của đối tượng khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp.

Phân tích dữ liệu để phác họa chân dung khách hàng
Phân tích dữ liệu để phác họa chân dung khách hàng

Bước 4. Phân tích đối thủ cạnh tranh

Phân tích đối thủ giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về thị trường, khách hàng, các yếu tác động…Từ đó, giúp doanh nghiệp hạn chế được các rủi ro có thể gặp phải trong quá trình triển khai chiến lược content marketing.

Bước 5. Xác định hình thức triển khai

Khi xây dựng chiến lược content marketing, marketer cần xác định các kênh mà mình sẽ triển khai nội dung là gì, đối tượng sử dụng của kênh này nằm trong độ tuổi nào, nội dung triển khai là dạng post, video hay postcard…

Việc xác định rõ hình thức triển khai nội dung sẽ giúp việc sản xuất, sáng tạo content nhanh chóng hơn. Với nền tảng tiktok thì content dạng video sẽ dễ dàng tiếp cận người xem tốt hơn, content facebook thường ngắn gọn, content instagram thì hình ảnh phải được đầu tư chỉnh chu, content cho website phải chính xác và mang tính chuyên sâu cao hơn…

Xem thêm: Content marketing là phát ngôn của doanh nghiệp trên các nền tảng trực tuyến, đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu với khách hàng. Do đó, dù là content được triển khai dưới hình thức nào thì doanh nghiệp cần chú trọng đầu tư vào chất lượng của content.

Bước 6. Xây dựng nội dung hấp dẫn

Để content chất lượng và tiếp cận đúng tệp khách hàng thì content marketer nên đặt cho mình các câu hỏi liên quan đến sản phẩm và hành vi tiêu dùng của khách hàng dựa trên mô hình 5W1H. Các câu hỏi có thể là:

  • What: Sản phẩm của mình có gì tốt? Khách hàng đang cần gì? Mục đích của chiến lược content mà mình đang triển khai là gì?
  • When: Sản phẩm, dịch vụ mình bán được dùng khi nào? Khách hàng dùng sản phẩm khi nào? Họ thường mua hàng khi nào?
  • Who: Khách hàng của mình là ai, họ thuộc tầng lớp nào? Họ mua sản phẩm tại cửa hay sàn thương mại điện tử?
  • Where: Khu vực sinh sống của họ là thành thị hay nông thôn? Họ mua hàng trên Tiki, lazada, tiktok shop hay shoppe…?
  • Why: Tại sao họ mua sản phẩm của mình, chúng có gì khác biệt so với sản phẩm khác? Tại sao họ mua trực tiếp mà không mua online?
  • How: Sử dụng sản phẩm như thế nào? Quy trình mua hàng của họ là gì?

Để tăng độ chính xác cho các câu hỏi về sản phẩm và hành vi khách hàng, content marketer nên kết hợp các tài liệu về sản phẩm và chân dung khách hàng. Việc kết hợp các thông tin sẽ giúp bạn có cái nhìn toàn diện và sáng tạo nên những content chất lượng, thỏa mãn nhu cầu khách hàng.

Xem thêm: Dựa vào chân dung khách hàng và chiến lược content marketing, bạn cần xác định các dạng content marketing cần triển khai, dạng content nào là phù hợp với đối tượng khách hàng mà daonh nghiệp mình hướng đến.

Bước 7. Đánh giá hiệu quả trong quá trình triển khai

Đánh giá hiệu quả đã triển khai là bước cuối cùng trong quy trình các bước xây dựng chiến lược content marketing. Hiệu quả chiến lược content marketing nên được theo dõi và đánh giá theo từng giai đoạn. Việc này sẽ giúp doanh nghiệp có những điều chỉnh, tối ưu để đảm bảo và nâng cao hiệu quả của chiến lược content marketing.

Những điều cần lưu ý khi xây dựng chiến lược content marketing

Tránh tình trạng đi theo lối mòn

Với xu hướng và sự thay đổi nhanh chóng như hiện nay thì việc triển khai nội dung theo một hướng, sao chép content từ đối thủ, không cập nhật content theo xu hướng hiện tại… sẽ khiến content của bạn trở nên mờ nhạt, không có tính độc đáo và chất riêng của doanh nghiệp.

Do đó, content phải được thay đổi linh hoạt, nội dung đa dạng và có những khác biệt riêng để tăng và duy trì người đọc, người xem nội dung của thương hiệu.

Cần theo dõi, cập nhật xu hướng

Trend được tạo ra liên tục, do đó doanh nghiệp cần nhạy bén và linh động trong việc khai thác các chủ đề đang nổi bật này. Việc bắt trend sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận thêm nhiều người xem, người đọc. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần chọn lọc nội dung phù hợp với thương hiệu và tệp khách hàng của mình.

Không quá tập trung vào số liệu khi xây dựng chiến lược content marketing

Không thể phủ nhận tầm quan trọng của các chỉ số như lượt like, lượt xem khi đánh giá hiệu quả của chiến lược content marketing. Tuy nhiên,  chất lượng content và hình ảnh cũng là yếu tố giúp giữ chân khách hàng cũ. Vì thế, content marketer phải chú ý cân bằng hai yếu tố này để chiến lược content marketing mang về hiệu quả tốt nhất.

Lời kết

Hy vọng qua những chia sẻ về chiến lược content marketing và các bước xây dựng chiến lược content marketing mà Di Brother đề cập có thể giúp bạn có cái nhìn cụ thể hơn. Bạn có thể áp dụng 7 bước xây dựng chiến lược content vào quá trình làm việc để nâng cao hiệu quả chiến lược content của mình.

Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào cần hỗ trợ, hãy liên hệ để DiBrother hỗ trợ bạn nhé!