Meta description là gì? Tại sao nói meta description đóng vai trò rất quan trọng trong việc đưa bài viết lên top và kích thích khách hàng click vào nội dung bài viết nhiều hơn. Cùng Di Brother tìm hiểu trong nội dung bài viết sau để hiểu hơn về meta description và cách tối ưu để thẻ meta description chuẩn SEO, nội dung hấp dẫn.
Meta description là gì?
Meta description là thẻ mô tả tóm gọn nội dung của bài viết với khoảng 155 – 160 ký tự. Thẻ meta description sẽ xuất hiện bên dưới tên bài viết trên website của bạn tại trang tìm kiếm (SERP).
Qua đó, ta thấy meta description còn hỗ trợ người dùng tìm ra kết quả phù hợp với nhu cầu của mình thông qua nội dung được tóm tắt trong thẻ. Thẻ meta description thu hút, kích thích người dùng click vào trang web bằng nội dung cuốn hút, chứa keyword mà họ đang search. Do đó meta description cần phải đáp ứng các tiêu chí gồm số ký tự, keyword chính và nội dung hấp dẫn.
Khi thẻ meta description chứa nội dung ngắn gọn, truyền tải được nội dung của toàn bài sẽ giúp người đọc hiểu hơn về nội dung bài viết và khuyến khích họ hành động và mang lại những lợi ích gồm:
- Thu hút người dùng click vào trang web, từ đó giúp tăng tỷ lệ người dùng truy cập trang và tỷ lệ CTR của website trên các nền tảng như google, bing, Microsoft edge…
- Giúp website của bạn tăng thứ hạng, lượt hiển thị trên các nền tảng.
- Thẻ meta description nắm bắt được hành vi, nhu cầu của người dùng khi tìm kiếm thông tin, từ đó tối ưu trải nghiệm người dùng.
Cách viết thẻ meta description cuốn hút
Nội dung đoạn meta description chưa tên thương hiệu
Bạn có thể lồng ghép tên thương hiệu để tăng mức độ uy tín của bài viết và thông qua nội dung bài viết, thương hiệu có thể động lại trong tâm trí khách hàng. Với các bài viết trang chủ, bạn nên lồng ghép tên thương hiệu vào nội dung bài viết để branding thương hiệu.
Nội dung chứa focus keyword
Bên cạnh keyword chính, khi viết meta description bạn có thể keyword phụ để khớp với nội dung tìm kiếm. Việc này sẽ giúp website được đề xuất hiển thị và thu hút sự chú ý của người dùng.
Tuy nhiên, số lượng ký tự của meta description có giới hạn nên bạn tránh tính trạng nhồi nhét quá nhiều từ khóa dẫn đến tình trạng câu từ không rõ nghĩa. Việc này vừa ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng, vừa ảnh hưởng đến việc tối ưu SEO cho website.
Lời kêu gọi hành động
Khi những từ ngữ CTA được sử dụng và kết hợp cùng từ ngữ tích cực sẽ là điểm nhấn, tạo sự ấn tượng với người dùng và kích thích họ click vào trang website nhiều hơn.
Các từ CTA có thể là: tải xuống ngay, miễn phí tải xuống, dùng thử miễn phí…
Thông tin khuyến mãi
Nội dung với chương trình khuyến mãi, có thời gian khuyến mãi cụ thể sẽ thu hút người dùng click vào bài viết khi họ có ý định mua hàng. Việc này vừa giúp website tăng tỷ lệ CTR vừa tăng tỷ lệ chuyển đổi nhanh chóng.
Đoạn meta description có số liệu dẫn chứng cụ thể
Nếu chủ đề bài viết của bạn đang liên quan đến việc dẫn chứng, hãy viết các số liệu này ở phần meta description. Với những thông tin này, người dùng sẽ đánh giá cao chất lượng nội dung bài viết của bạn và click vào tìm hiểu kỹ hơn nội dung bài viết
Cách tối ưu thẻ meta description chuẩn SEO
Tối ưu số ký tự trong thẻ meta description
Các thông tin, nội dung mà bạn chia sẻ trong thẻ meta description chỉ có thể hiển thị đầy đủ khi số ký tự không vượt quá 160 ký tự. Do đó, bạn cần viết một đoạn mô tả nội dung ngắn gọn, xúc tích và có thể tóm tắt được toàn bộ nội dung của bài viết.
Đưa từ khóa chính vào thẻ meta description
Trong rank math hay yoast seo thì việc đưa từ khóa vào đoạn mô tả sẽ giúp nội dung bài viết của bạn được đánh giá cao. Bên cạnh đó, việc lồng ghép keyword chính vào đoạn văn mô tả còn giúp googlebot hiểu nội dung của bạn là gì, từ đó đề xuất lượt hiển thị trên trang tìm kiếm, tăng tỷ lệ tiếp cận cho website của bạn.
Đoạn meta description phù hợp với nhu cầu tìm kiếm của người dùng
Nội dung đoạn meta description cần rõ ràng, câu từ mạch lạc và thể hiện rõ nội dung đang đề cập đến là gì? Khi đoạn meta description thể hiện được nội dung bài viết và đáp ứng nhu cầu tìm kiếm thông tin, tỷ lệ click vào website sẽ nhiều hơn, từ đó tăng traffic cho website.
Nội dung ko bị trùng lặp
Một trong những điều tối kỵ của SEO là sự trùng lặp nội dung với các website khác. Google đề cao tính độc nhất, nội dung được chia sẻ từ chuyên gia. Do đó, nội dung đoạn meta description bắt buộc phải được viết mới hoàn toàn, không mang ý tưởng của một website khác.
Không sử dụng dấu ngoặc kép, ký tự đặc biệt trong đoạn meta description
Khi xuất hiện ở dạng SERPs trên trang tìm kiếm, google sẽ lược bỏ toàn bộ phần nội dung có trong dấu ngoặc kép khi được sử dụng trong HTML. Đồng thời, bạn cũng nên lược bỏ toàn bộ các ký hiệu đặc biệt không phải là chữ và số trong đoạn nội dung để tránh tính trạng nội dung bị lược bỏ.
Cách viết thẻ meta description chuẩn SEO cho bài viết trang chủ và blog
Bài viết trên website được chia thành 2 loại gồm bài viết dạng page (bài viết giới thiệu sản phẩm/ dịch vụ) và bài viết dạng blog (tin tức). Mỗi loại bài viết sẽ có cách viết đoạn meta description khác nhau, để nội dung được thu hút bạn có thể tham khảo cách viết dưới đây của Di Brother nhé!
Viết meta description cho page (trang chủ)
Với đoạn meta description dành cho mục giới thiệu sản phẩm/ dịch vụ bạn hãy viết nội dung với mục đích cung cấp sơ bộ các thông tin về sản phẩm/ dịch vụ và thương hiệu của mình. Bạn có thể giới thiệu các thông số kỹ thuật, lợi ích cụ thể, giá trị mang đến cho khách hàng là gì?
Viết thẻ meta description cho blog chuẩn cấu trúc SEO
Nội dung bài viết mục blog thường là các cẩm nang, những chia sẻ, review về sản phẩm nên nội dung cần đề cập đến là các giải pháp. Do đó, nội dung của đoạn nội dung mô tả cần tổng quan được phương hướng giải quyết vấn đề mà người dùng đang gặp phải.
Lời kết
Với những thông tin được chia sẻ bên trên, Di Brother đã giúp bạn giải đáp cụ thể cho câu hỏi meta description là gì? Vai trò của meta description trong nội dung bài viết và quá trình tối ưu seo. Hy vọng, với những chia sẻ trên bạn có thể áp dụng thành công với website của mình, đẩy top bài viết và mang đến nội dung chất lượng cho người dùng.
Xin chào, mình là Founder & CEO của Di Brother, team mình cung cấp các giải pháp marketing cho các doanh nghiệp, cá nhân cần tối ưu hóa bộ phận Marketing. Khi sử dụng bất cứ dịch vụ nào, các bạn cũng đều được tư vấn kỹ lưỡng về chiến lược thương hiệu để có cái nhìn tổng quát về mục tiêu sẽ đạt được.
Bài viết liên quan