Truyền thông là gì? Trong thời đại 4.0 như hiện nay, dòng chảy thông tin vô tận đang dần phủ sóng khắp mọi nơi. Mỗi giây, mỗi phút trôi qua hàng triệu những hình ảnh, thông điệp hay chia sẻ được lan tỏa đến hàng tỷ người. Và giữa biển thông tin đó, ngành truyền thông chính là kim chỉ nam điều hướng, dẫn dắt để ta hiểu rõ hơn về bản chất hay những tác động của thông tin. Hãy cùng Di Brother đi tìm câu trả lời cho câu hỏi “Truyền thông là gì?” ngay trong bài viết dưới đây.
Truyền thông là gì?
Truyền thông là gì? Truyền thông là quá trình truyền tải tin tức, thông tin, ý kiến… giữa hai hay nhiều người với nhau nhằm kết nối, giao tiếp để gia tăng nhận thực. Truyền thông thường được thực hiện thông qua nhiều công cụ khác nhau bao gồm truyền thông xã hội, truyền thông đại chúng hay truyền thông trực tuyến. Đây được biết đến là một trong số những công cụ đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp trong việc quảng bá sản phẩm/dịch vụ, xây dựng hình ảnh thương hiệu, tạo dựng sự tin tưởng đối với khách hàng, đối tác.
Ngoài ra, truyền thông còn giữ vai trò rất quan trọng để lan tỏa những thông tin về vấn đề xã hội, chính trị, thông tin về các sự kiện… để mọi người có được các thông tin cần thiết trước khi đưa ra quyết định và có hành động phù hợp.
Mục đích của truyền thông chính là truyền tải ý tưởng, thông tin hay giá trị từ một hoặc một nhóm người đến một người hoặc nhóm người khác. Truyền thông có thể được thể hiện qua nhiều kênh bao gồm bài viết, lời nói, âm thanh, video, hình ảnh…
Ngoài ra, truyền thông sẽ có nhiều chức năng khác nhau như:
- Chức năng giao tiếp
- Chức năng giải trí
- Chức năng truyền tải thông tin
- Chức năng thúc đẩy quảng cáo và tiếp thị
- Chức năng giáo dục
- Chức năng kết nối và tạo cộng đồng
Những yếu tố cơ bản trong quá trình truyền thông là gì?
Sau khi hiểu được khái niệm truyền thông là gì? Hãy cùng tìm hiểu 9 yếu tố cơ bản trong quá trình truyền thông bao gồm:
Người gửi (Sender): Người tạo ra thông tin, chia sẻ thông tin đến người khác, được gọi là chủ thể phát ra thông điệp.
Người nhận (Receiver): Là người tiếp nhận, xử lý các thông điệp từ người gửi, được gọi là chủ thể tiếp nhận thông điệp.
Mã hóa (Encoding): Là quá trình những thông điệp, ý tưởng được chuyển đổi thành ký hiệu, thông điệp hoặc ngôn ngữ để có thể truyền tải được.
Giải mã (Decoding): Quá trình người nhận thông điệp hiểu thông điệp thông qua ký hiệu, biểu tượng hay ngôn ngữ mà người gửi đã mã hóa.
Nhiễu (Noise): Những tác nhân gây ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình thông điệp được truyền tải, gây mất ý hoặc sai lệch nghĩa của thông điệp.
Thông điệp (Message): Chính là những nội dung mà người gửi truyền tải đến người nhận thông qua các ký hiệu, ngôn ngữ, âm thanh, biểu tượng hay hình ảnh.
Phương tiện truyền thông (Channel): Các công cụ, kênh được sử dụng để truyền tải thông điệp đi như truyền hình, báo chí, internet, radio, mạng xã hội…
Đáp ứng (Response): Gồm những ý kiến, hành động và phản ứng của người nhận sau khi đã hiểu và tiếp nhận thông điệp.
Phản hồi (Feedback): Là những thông tin được người nhận phản hồi lại cho người gửi sau khi đã hiểu và tiếp nhận thông điệp. Những phản hồi sẽ giúp người gửi đánh giá được mức độ thành công của thông điệp.
Truyền thông đóng vai trò gì đối với doanh nghiệp?
Truyền thông đối với thời đại mạng xã hội phát triển mạnh mẽ như hiện nay đóng vai trò vô cùng quan trọng, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp. Sau đây là những vai trò của truyền thông đối với doanh nghiệp:
Định hướng khách hàng: Thông qua các hoạt động chia sẻ, truyền tải, quảng bá doanh nghiệp đã có thể dễ dàng xây dựng được lòng tin về thương hiệu đối với khách hàng.
Mang thương hiệu đến gần hơn với khách hàng tiềm năng: Thông qua hàng loạt các kênh truyền thông đại chúng, các thông điệp, hình ảnh của doanh nghiệp sẽ nhanh chóng đến gần hơn với đông đảo công chúng. Đặc biệt, trong thời đại công nghệ 4.0, chúng có thể dễ dàng chia sẻ, lan tỏa mạnh mẽ trên mạng Internet, mạng xã hội với tốc độ vô cùng nhanh chóng.
Hoạt động tương tác đa chiều: Doanh nghiệp dễ dàng nhận biết những thông tin phản hồi nhanh chóng từ công chúng (đối tác, khách hàng, nhân viên…) để phát huy hết những thông tin tích cực hay điều chỉnh sửa đổi những thông tin mang tính nhiễu.
Đối tượng của truyền thông là gì?
Đối tượng truyền thông là gì? Dưới đây là một số đối tượng được xác định trong ngành truyền thông hiện nay:
Khách hàng mục tiêu/ Đối tượng mục tiêu: Đây chính là những nhóm người mà tổ chức hay doanh nghiệp mong muốn tiếp cận để có thể quảng bá dịch vụ, sản phẩm của họ. Đối tượng này thường được xác định dựa trên nhiều yếu tố như giới tính, độ tuổi, thu nhập, sở thích…
Khán giả chung/ Công chúng: Là những đối tượng lớn, đa dạng, gồm những người trên truyền hình, mạng xã hội, báo chí, radio… Khán giả chung thường sẽ được định hình theo phong cách phổ quát và không phân loại chi tiết.
Cộng đồng cụ thể: Là những nhóm người có sở thích hay đặc điểm chung như những người yêu âm nhạc, yêu thể thao hay cộng đồng yêu môi trường…
Khách hàng hiện tại: Đây chính là những người đã từng sử dụng dịch vụ, mua sản phẩm của doanh nghiệp hay tổ chức. Việc truyền thông đến đối tượng này có thể nhằm mục đích gia tăng mối quan hệ đồng thời tăng cường doanh số và sự hài lòng của khách hàng.
Cộng tác viên và đối tác: Cộng tác viên hay đối tác cũng có thể là những đối tượng truyền thông, đặc biệt là khi cần tương tác, thông báo hay hợp tác với họ trong một chiến dịch hoặc dự án cụ thể.
7 phương tiện truyền thông phổ biến nhất hiện nay
Sau khi đã hiểu được truyền thông là gì, tiếp sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về những phương tiện truyền thông thông dụng nhất hiện nay, bao gồm:
Livestream
Livestream hiện nay đang là phương tiện truyền thông phủ sóng khắp tất cả mọi nơi, đặc biệt trên các nền tảng xã hội như Tiktok, Facebook, Youtube… Livestream cho phép người dùng có thể truyền tải trực tiếp thông điệp bằng video hay âm thanh đến với đám đông một cách nhanh chóng. Điều này sẽ tạo ra cơ hội lớn để có thể tương tác, trao đổi với khán giả từ việc phản ứng những câu hỏi và ý kiến của họ.
Social Media
Mạng xã hội một phần quan trọng không thể thiếu đối với cuộc sống ngày nay. Những nền tảng như Tiktok, Facebook, Instagram, Twitter… cho phép người dùng được đăng tải hình ảnh, nội dung, thông tin, video… và có sự tương tác với nhau qua những bình luận và tin nhắn.
Social media mang đến cơ hội để xây dựng thương hiệu, tạo mối quan hệ mới và truyền tải thông điệp nhanh chóng đến nhiều người.
Blog
Blog từ lâu đã trở thành một phương tiện truyền thông cho việc chia sẻ những ý kiến, kiến thức và trải nghiệm cá nhân. Những blogger sẽ tạo ra nội dung từ hình ảnh, bài viết, video nhằm truyền tải thông điệp của họ đến với độc giả. Blog chính là nền tảng giúp người dùng linh hoạt trong việc tương tác với đám đông hay sáng tạo.
Điện thoại
Điện thoại là một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày đồng thời cũng là một phương tiện truyền thông hiệu quả. Thông qua đó, người dùng dễ dàng truy cập vào Internet, thực hiện cuộc gọi, tin nhắn, nhận và gửi email…
Xem thêm: Cách làm chiến dịch Mobile Marketing hợp xu hướng
Báo chí
Báo chí cũng là một kênh đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp và phản ánh những thông tin, sự kiện trên toàn thế giới. Dù thời đại hiện nay có rất nhiều hình thức trực tuyến, tuy nhiên báo chí vẫn giữ vững được mức độ uy tín và tầm quan trọng để cung cấp đến người đọc thông tin chuẩn xác và sâu sắc nhất.
Diễn đàn
Diễn là là nơi để tất cả mọi người được tự do trao đổi, thảo luận về thông tin của các chủ đề từ giải trí, công nghệ cho đến chính trị. Tất cả các diễn đàn từ cộng đồng hay chuyên ngành đều sẽ có cấu trúc khá đa dạng, điều này cho phép tạo ra không gian để người dùng hỏi, chia sẻ ý kiến, câu trả lời và kết nối với những người dùng khác có cùng quan điểm, sở thích.
Truyền hình
Mặc dù hiện nay truyền thông kỹ thuật số đang dần phủ sóng khắp nơi, song truyền hình vẫn giữ vững được tầm quan trọng. Nhiều kênh truyền hình có chủ đề đa dạng như giải trí, tin tức hay thể thao vẫn đang thu hút được hàng triệu người xem mỗi ngày. Ngoài ra, các dịch vụ như Disney+, Netflix… cũng dần trở thành một phần quan trọng của người tiêu dùng hiện nay.
9 bước lập kế hoạch truyền thông nhanh chóng, hiệu quả
Ngoài việc phải hiểu được những khái niệm cơ bản của truyền thông là gì, thì để đảm bảo thông điệp được truyền tải hiệu quả, giúp đạt mục tiêu của doanh nghiệp, bạn cũng cần phải biết được những bước thiết lập kế hoạch truyền thông sao cho hiệu quả nhất. Và dưới đây sẽ là câu trả lời dành cho bạn:
Bước 1: Xác định mục tiêu
Đầu tiên, cần xác định rõ ràng chiến lược truyền thông của bạn với mục tiêu gì. Mục tiêu đó có thể là tăng doanh số, tăng nhận diện thương hiệu, nâng cao nhận thức về dịch vụ/sản phẩm hay cải thiện hình ảnh, độ uy tín của doanh nghiệp.
Bước 2: Xác định đối tượng khách hàng
Đối tượng khách hàng mà doanh nghiệp đang muốn tiếp cận là như thế nào? Cần phải nắm bắt được toàn bộ thông tin của họ bao gồm: Tuổi tác, giới tính, sở thích, địa lý, hành vi, công việc… và những yếu tố khác có thể sẽ ảnh hưởng đến cách họ nhận thông điệp.
Bước 3: Tiến hành nghiên cứu thị trường
Để hiểu rõ hơn về ngành nghề của doanh nghiệp, xác định lợi thế cạnh tranh hay những xu hướng của người tiêu dùng hiện nay cần phải tiến hành nghiên cứu thị trường. Thông qua việc này, doanh nghiệp sẽ dễ dàng hơn trong việc tạo ra các chiến lược truyền thông sao cho phù hợp với thị trường.
Bước 4: Lựa chọn kênh truyền thông phù hợp
Có rất nhiều kênh truyền thông phổ biến hiện nay, tuy nhiên để tiết kiệm chi phí và tăng độ hiệu quả truyền thông doanh nghiệp cần xác định được kênh truyền thông phù hợp dựa trên đối tượng khách hàng và những mục tiêu doanh nghiệp hướng đến như: Truyền thông xã hội, báo chí, email, radio, đài truyền hình…
Bước 5: Xác định thông điệp truyền thông
Một bước quan trọng nhất để chiến lược truyền thông được thành công đó chính là xác định thông điệp truyền thông hay, rõ ràng và có sức hút. Mỗi thông điệp được đưa ra cần phản ánh được giá trị cốt lõi của sản phẩm/dịch vụ hay thương hiệu của bạn.
Bước 6: Lập kế hoạch về nội dung
Mỗi kênh truyền thông sẽ có một cách truyền tải nội dung khác nhau, vì thế cần phải có kế hoạch nội dung phù hợp cho từng kênh mà bạn lựa chọn. Bạn có thể linh hoạt sử dụng nội dung hình ảnh, video, infographic, bài viết hay nhiều hơn thế để thu hút đối tượng mục tiêu.
Bước 7: Xây dựng lịch trình cụ thể
Một điểm quan trọng không thể thiếu của một kế hoạch truyền thông đó chính là tạo ra lịch trình chi tiết cho hoạt động truyền thông. Bao gồm các yếu tố như nội dung, thời gian triển khai, ngân sách, kênh truyền thông…
Bước 8: Thực hiện và đánh giá
Sau khi đã hoàn thiện lịch trình chi tiết, bạn cần tiến hành thực hiện chiến lược truyền thông và theo dõi, đánh giá hiệu suất chiến dịch. Những chỉ số hiệu suất, tương tác của khách hàng, tỷ lệ chuyển đổi và nhận thức về thương hiệu cần phải được theo dõi và đánh giá liên tục để hiệu chỉnh chiến lược khi cần thiết.
Bước 9: Tối ưu hóa chiến lược
Dựa trên những dữ liệu thu thập được hay phải hồi của đối tượng mục tiêu, bạn sẽ tối ưu hóa chiến lược truyền thông của mình nhằm cải thiện hiệu suất và đạt được hiệu quả như mong muốn.
Một số câu hỏi thường gặp về truyền thông
Ngoài câu hỏi truyền thông là gì? Trong quá trình truyền thông bạn cũng sẽ gặp phải một số những vấn đề như sau:
Sản phẩm truyền thông là gì?
Sản phẩm truyền thông được định nghĩa là kết quả cuối cùng trong quá trình truyền thông, gồm bài viết, hình ảnh, podcast, video… Sản phẩm truyền thông được tạo ra với nhiều mục đích khác nhau như giáo dục, quảng cáo, thông tin, giải trí…
Cơ quan truyền thông là gì?
Cơ quan truyền thông là một nhóm người hay tổ chức chịu trách nhiệm cho việc phân phối, tạo ra nội dung truyền thông. Cơ quan truyền thông có thể là đài truyền hình, tờ báo, công ty hay những người làm việc trong lĩnh vực truyền thông.
Học ngành gì để có thể làm nghề truyền thông?
Để có thể làm việc trong lĩnh vực truyền thông, bạn có thể lựa chọn các ngành như: Báo chí, truyền thông đại chúng, quan hệ công chúng, quảng cáo, truyền thông kỹ thuật số. Những ngành này sẽ mang đến những kiến thức cùng kỹ năng cần thiết nhất để bạn có thể thành công trong lĩnh vực truyền thông.
Yêu cầu cần có của một người khi làm truyền thông là gì?
Truyền thông là một ngành vô cùng hấp dẫn hiện nay do mức thu nhập cao và cơ hội thăng tiến rộng mở. Tuy nhiên, với mức độ cạnh tranh vô cùng cao thì để đứng vững trong ngành này bạn cần phải có những kỹ năng sau:
- Kiến thức: Người làm truyền thông cần phải vững kiến thức chuyên ngành, hiểu rõ về các nguyên tắc hay phương pháp truyền thông và xu hướng, thách thức trong ngành.
- Kinh nghiệm: Người làm truyền thông bắt buộc phải có kinh nghiệm lập kế hoạch, thực thi các chiến dịch và xử lý những vấn đề phát sinh trong quá trình truyền thông
- Kỹ năng: Cuối cùng người làm truyền thông phải vững các kỹ năng như: Viết lách, giao tiếp, quản lý thời gian, phân tích… Đồng thời họ cũng cần phải sáng tạo và linh hoạt để có thể xử lý với những thách thức hay ứng phó với sự thay đổi liên tục của ngành.
Lời kết
Truyền thông đang dần khẳng định được tầm quan trọng trong cuộc sống hiện nay và chắc chắn sẽ còn phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong tương lai. Vì thế, hy vọng rằng thông qua bài viết bạn đã hiểu rõ hơn về truyền thông là gì? và có cái nhìn tổng quan hơn về truyền thông trong xã hội ngày nay.
Xin chào, mình là Founder & CEO của Di Brother, team mình cung cấp các giải pháp marketing cho các doanh nghiệp, cá nhân cần tối ưu hóa bộ phận Marketing. Khi sử dụng bất cứ dịch vụ nào, các bạn cũng đều được tư vấn kỹ lưỡng về chiến lược thương hiệu để có cái nhìn tổng quát về mục tiêu sẽ đạt được.
Bài viết liên quan