Video Marketing là gì?

Video Marketing là gì? Công thức làm Video Marketing bất biến mọi thời đại

“Cho độc giả thấy tất cả, đừng nói với họ” - Hemingway, và thật vậy, trong thời đại Video đang là xu thế mới của người dùng như hiện nay, Video Marketing chính là một công cụ hoàn hảo hỗ trợ đắc lực, chứng minh cho sức mạnh truyền đạt của hình ảnh, đồng thời giúp cho doanh nghiệp có thể quảng bá sản phẩm ra thị trường một cách nhanh chóng nhất.

Vậy Video Marketing là gì? Tầm quan trọng của nó ra sao? Nó có sức mạnh như thế nào để chiếm được ưu thế trong thời đại công nghệ 4.0 như hiện nay? Tất tần tần những câu hỏi đó sẽ được Di Brother giải đáp ngay trong bài viết dưới đây.

Video Marketing là gì?
Video Marketing là gì?

Video Marketing là gì?

Video Marketing là thuật ngữ đơn giản để nói đến những video được sử dụng để tiếp thị sản phẩm. Mục đích của Video Marketing đó chính là quảng cáo và mang những sản phẩm chất lượng của doanh nghiệp đến gần hơn với người tiêu dùng.

Chỉ cần có được nội dung sáng tạo, cuốn hút và chạm được đến cảm xúc, nhu cầu của khách hàng thì doanh nghiệp hoàn toàn có thể được biết đến rộng rãi với công chúng. Đó cũng là lý do Video Marketing là một công cụ hiệu quả trong Marketing và vô cùng phổ biến trong thời điểm hiện tại.

Tầm quan trọng của video Marketing đối với doanh nghiệp

Trong thời đại kỹ thuật số, Video Marketing đang giữ vai trò vô cùng quan trọng góp phần làm nên những chiến lược kinh doanh thành công của nhiều doanh nghiệp.

Trước hết, Video Marketing sẽ giúp doanh nghiệp nhanh chóng hơn trong việc thu hút được sự chú ý của người xem. Nhờ sự kết hợp và phân bổ hợp lý giữa hình ảnh, thông tin và âm thanh Video Marketing sẽ người xem dễ dàng hơn trong việc tiếp cận những thông điệp mà doanh nghiệp đặt vào mỗi sản phẩm, từ đó giúp tăng nhận diện thương hiệu và sản phẩm/ dịch vụ đến với người tiêu dùng.

Video Marketing là một hình thức tương tác giữa doanh nghiệp và khách hàng. Để có thể sáng tạo nên những nội dung hấp dẫn cho Video, các doanh nghiệp cũng cần phải điều tra thật rõ ràng khách hàng mục tiêu của mình. Nắm rõ mong muốn, nhu cầu và tâm lý của khách hàng đó chính là chìa khóa để mở ra sự thành công đáng ngưỡng mộ của chiến lược Marketing đó.

Bên cạnh đó, việc khách hàng thảo luận hay chia sẻ những Video Marketing đó chính là một trong những điều rất quan trọng để doanh nghiệp có thể ước tính được độ thành công của một chiến dịch Marketing và là nhân tố cần thiết để điều chỉnh các chiến lược kinh doanh.

Tầm quan trọng của Video Marketing đối với doanh nghiệp
Tầm quan trọng của Video Marketing đối với doanh nghiệp

Điểm danh những lợi ích của video Marketing

Hiện nay, video đang chiếm sóng lưu lượng truy cập: Video thúc đẩy đến hơn 82% lưu lượng truy cập vào các trang web, điều này sẽ thu hút được một tệp khách hàng khá lớn truy cập vào website của doanh nghiệp.

Theo một số nghiên cứu, hiện nay người dùng dành ra rất nhiều thời gian để xem các clip trên mạng xã hội, có đến 45% người dùng xem video trên Tiktok, Facebook hay youtube khoảng 2h mỗi ngày, cho dùng là những video giải thích sản phẩm hay thậm chí là dạng văn bản. Bằng những con số này có thể chứng minh được những lợi ích mà Video Marketing có thể mang lại cho thương hiệu.

Một lợi ích của Video Marketing nữa đó chính là giúp người dùng đưa ra quyết định dễ dàng hơn khi mua hàng. Có đến hơn 90% người xem video đã nói rằng, những video giới thiệu, bài đăng đánh giá sản phẩm chính là lý do để họ đưa ra quyết định có nên mua sản phẩm đó hay không.

Video được chia sẻ rộng rãi trên các trang mạng xã hội: Theo một số nghiên cứu Video thường sẽ có lượt chia sẻ trên mạng xã hội nhiều hơn so với các định dạng nội dung khác đến 1200%. Bằng cách cung cấp những thông tin hữu ích, doanh nghiệp của bạn có thể thu lại lượng khách hàng tiềm năng vô cùng lớn.

Cạnh tranh dễ dàng với các đối thủ: Thời đại công nghệ số như hiện nay, có đến khoảng 9% doanh nghiệp sử dụng Video Marketing. Một doanh nghiệp tập trung vào Video Marketing chắc chắn sẽ có khả năng cạnh tranh lớn hơn so với các đối thủ, giúp thu hút lượng khách hàng lớn và mang lại nhiều lợi thế trong SEO.

Lan tỏa và quảng bá thương hiệu nhanh chóng: Đa số các video hấp dẫn, được đầu tư chỉn chu về hình ảnh, chất lượng, nội dung sẽ giúp thương hiệu được lan tỏa nhanh chóng. Người tiêu dùng sẽ có sự nhận thức về thương hiệu tốt hơn so với việc sử dụng các định dạng khác như hình ảnh, báo chí.

Lợi ích của Video Marketing
Lợi ích của Video Marketing

Giá trị tuyệt vời Video Marketing mang đến cho doanh nghiệp

Video Marketing giữ vai trò vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp và được minh chứng bởi những kết quả thực tế mà công cụ này mang lại trong suốt thời gian vừa qua. Vậy những giá trị Video Marketing mang đến cho doanh nghiệp là gì?

Trở thành công cụ chiến lược hiệu quả cho doanh nghiệp

Thành công trong kinh doanh hiện nay của của doanh nghiệp đang phụ thuộc rất nhiều vào kết quả của công cụ tìm kiếm, bởi thông tin tìm kiếm trên các trang mạng ưu tiên người dù truy cập thông qua những từ khóa. Video Marketing cho phép các doanh nghiệp dễ dàng hơn khi tiếp cận với khách hàng, đồng thời giúp gia tăng lưu lượng người dùng truy cập vào trang web. Vì thế, hãy nhớ kỹ rằng nếu bạn có càng nhiều lưu lượng truy cập thì đồng nghĩa bạn sẽ có nhiều cơ hội để có thể tăng doanh số bán hàng.

Tiếp nhận và truyền tải thông điệp đến nhiều người hơn

Trong thời đại hiện nay, rõ ràng Video Marketing chính là công cụ vô cùng hiệu quả để các doanh nghiệp mở rộng phạm vi tiếp cận đến người tiêu dùng. Và con số khoảng 10 tỷ lượt xem mỗi tháng trên nền tảng Youtube đã chứng minh được điều đó. Ngoài ra, đến 70% người dùng mạng xã hội Internet sẽ xem ít nhất 1 video/ ngày, điều này giúp cho nhiều video được chia sẻ hơn nữa trên các phương tiện truyền thông.

Video cũng giúp cho các doanh nghiệp có thể truyền tải các thông điệp về quảng cáo, thương hiệu vô cùng tốt, vừa hiệu quả, ngắn gọn giúp người xem dễ tiếp thu hơn. Nó sẽ mang đến cho doanh nghiệp cơ hội để tiếp cận đến khách hàng cuối cùng.

Nâng cao tỷ lệ chuyển đối

Rất dễ dàng để có thể thuyết phục được khách hàng tiềm năng thông qua video. Và Viral Video chính là một xu hướng hiện nay trong chiến lược tiếp thị. Ngoài ra các loại video khác như giáo dục, giải trí… là những video có thể truyền được cảm hứng cho người xem, đồng thời kéo họ trở thành khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp. Bời nhiều người sẽ có xu hướng tin vào những gì họ tận mắt thấy, tận tai nghe hơn là thông qua những điều được người khác nói.

Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm

Hiện nay, video được xem là một công cụ được nhiều người yêu thích nhất trong số tất cả những công cụ tìm kiếm trên mạng xã hội. Vì thế khi sử dụng chiến lược Video Marketing doanh nghiệp sẽ dễ dàng hơn khi tối ưu công cụ tìm kiếm.

Những giá trị Video Marketing mang lại cho doanh nghiệp
Những giá trị Video Marketing mang lại cho doanh nghiệp

Công thức làm Video Marketing bất biến trong mọi thời đại

Nhiều doanh nghiệp vẫn hay lầm tưởng rằng làm Video Marketing là một công việc phức tạp, tốn kém và tốn rất nhiều thời gian. Tuy Nhiên, nếu biết cách tối ưu thì việc làm Video Marketing lại trở nên vô cùng dễ dàng mà vẫn mang đến hiệu quả ngoài mong đợi. Và dưới đây là công thức làm Video Marketing bất biến mọi thời đại mà doanh nghiệp nào cũng cần phải biết.

Bước 1: Thiết lập mục tiêu Video Marketing

Để bắt tay vào làm một Video Marketing sao cho đúng vào đối tượng doanh nghiệp hướng đến, doanh nghiệp cần phải đặt ra một số những mục tiêu thật rõ ràng. Và hãy tự hỏi rằng “Mục tiêu của việc tạo ra Video Marketing này là gì? Và sau đây là một số ví dụ cụ thể về những mục tiêu trong Video Marketing.

  • Thúc đẩy doanh số kinh doanh - Lựa chọn video về sản phẩm
  • Nuôi dưỡng, chăm sóc thị trường - Những video về giáo dục
  • Gia tăng hơn nữa về nhận thức thương hiệu - Những Video Marketing câu chuyện thương hiệu
  • Nâng cao lòng tin và uy tín doanh nghiệp - Lựa chọn video phỏng vấn, truyền miệng

Bước 2: Lên ý tưởng tuyệt vời cho Video Marketing

Khi lên ý tưởng cho Video Marketing đừng cố gắng để tìm kiếm hay nhồi nhét ý tưởng mà hãy thả lỏng cơ thể và tìm kiếm nguồn cảm hứng từ các đồng nghiệp, những người xung quanh, đối thủ cạnh tranh hay từ những thương hiệu lớn cùng ngành của bạn bằng cách xem những video của họ, ghi chú lại chi tiết điểm mạnh, điểm yếu cần cải thiện để có thêm ý tưởng cho video của mình.

Hoặc bạn cũng có thể sử dụng những công cụ để tìm kiếm những video có chủ đề liên quan được quan tâm nhiều để tham khảo và có thêm ý tưởng mới. Ngoài ra, hãy đọc những phần bình luận tại các bài viết trên mạng xã hội để chắt lọc thêm các mối quan tâm của người xem và đề xuất giải pháp cho Video Marketing.

Bước 3: Chuẩn bị kịch bản

Sau khi lên ý tưởng, bạn cần phải tiến hành viết kịch bản Video Marketing, điều này sẽ giúp bạn tạo được cấu trúc cho video của mình, xây dựng được nội dung, thông điệp cốt lõi cho toàn bộ video. Tùy theo từng mục đích của một video mà có thể lồng ghép vào đó slogan quảng cáo, giới thiệu công ty, đặc điểm của sản phẩm….

Bước 4: Chuẩn bị công cụ

Nếu như bạn không có một máy quay thật chuyên nghiệp để quay Video Marketing thì cũng đừng quá lo lắng. Bởi, một chiếc điện thoại thông minh vẫn đủ sức để hỗ trợ cho bạn, đặc biệt hiện nay có quá nhiều những ứng dụng chỉnh sửa video hoàn toàn miễn phí có thể giúp bạn rất nhiều trong việc tạo ra một Video Marketing chuyên nghiệp.

Bước 5: Bố trí bối cảnh

Để một video trông thật chuyên nghiệp, ánh sáng trong video là một điều kiện vô cùng quan trọng. Nếu như bạn quay ở trong nhà vậy thì hãy đảm bảo sản phẩm của bạn phải đủ sáng để người xem quan sát được rõ ràng hơn về sản phẩm. Còn nếu quay phim ở ngoài trời thì nhất định phải chú ý đến vấn đề chói sáng hoặc bóng đổ của video. Đặc biệt, nếu có thể hãy lựa chọn khu vực ít tiếng ồn để đảm bảo mang đến cho người xem những thước phim đẹp và chất lượng nhất.

Bước 6: Quay phim

Và bước tiếp theo để làm nên một Video Marketing chuyên nghiệp đó chính là ghi hình. Hãy nhớ rằng đừng theo đuổi quá nhiều vào sự hoàn hảo mà hãy tập trung thật nhiều vào việc làm nổi bật sản phẩm của mình và đồng thời truyền tải được thông điệp, giá trị cốt lõi của doanh nghiệp muốn hướng đến đối với khách hàng tương lai.

Cách tạo nên Video Marketing chuyên nghiệp
Cách tạo nên Video Marketing chuyên nghiệp

Những xu hướng viral Video Marketing chiếm lĩnh thị trường hiện nay

Xây dựng một câu chuyện thật thu hút trong Video Marketing

Đây là một cách để lan tỏa giúp đọng lại thông điệp trong tâm trí người xem. Nó không cần nhất thiết phải là những vấn đề được xã hội quan tâm, một câu chuyện về thương hiệu. Vì thế, bạn sẽ dễ dàng tiếp xúc với với nhận thức của khán giả về thương hiệu của mình.

Video Marketing tôn vinh giá trị người Việt

Bản sắc, văn hóa và giá trị dân tộc của người Việt Nam đang ngày càng được xem trọng và sử dụng cho những quảng cáo. Đoạn video thể hiện được truyền thống dân tộc, bản sắc quê hương, đất nước, tình yêu đồng bào chắc chắn sẽ đi sâu vào tâm trí của nhiều người.

Viral Marketing – video hài hước

Viral Marketing là loại video được sử dụng rất nhiều hiện nay, những Video Marketing này thường sẽ rất thú vị, tuy nhiên một số video lại gây ra nhiều tranh cãi và những ý kiến trái chiều về doanh nghiệp. Tuy nhiên, đây cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng, vì thế nó cũng giúp doanh nghiệp truyền tải được thông điệp và thương hiệu đến với rất nhiều khách hàng.

Video sử dụng lồng ghép bài hát

Những Video Marketing sử dụng bài hát thường sẽ lôi cuốn về sự ưa nhìn của những người xem. Bạn hoàn toàn có thể lựa chọn những giai điệu phù hợp để phát hiện và tạo ra một hoặc nhiều bài hát cho chính mình.

Video Marketing trở thành xu hướng hiện nay
Video Marketing trở thành xu hướng hiện nay

Lời kết

Sự bùng nổ của xu hướng Video Marketing hiện nay đã không chỉ phản ánh lên những thay đổi trong cách mà một doanh nghiệp có thể tiếp cận được đến với khách hàng, mà còn mở ra hàng loạt những cơ hội lớn giúp phát triển thương hiệu, tương tác với khách hàng. Việc sử dụng một Video Marketing để kết nối, truyền tải thông điệp chắc chắn sẽ là một yếu tố vô cùng quan trọng đối với chiến lược Marketing trong thời điểm hiện tại và cả tương lai.


Bật mí cách xây dựng thương hiệu cá nhân thành công

Bật mí cách xây dựng thương hiệu cá nhân từ con số 0 để thành công

Những năm gần đây, thuật ngữ thương hiệu cá nhân đang dần trở nên phổ biến, xây dựng thương hiệu cá nhân trở “chìa khóa thành công” mang đến lợi ích trong kinh doanh để cạnh tranh và thu hút được lượng lớn khách hàng.Vậy thương hiệu cá nhân là gì? Làm thế nào để xây dựng thương hiệu cá nhân từ con số 0? Hãy để Di Brother giúp bạn trả lời những câu hỏi này ngay trong bài viết dưới đây!

Cách xây dựng thương hiệu cá nhân
Cách xây dựng thương hiệu cá nhân

Thương hiệu cá nhân là gì?

Thương hiệu cá nhân là tất tần tật những điều, những dấu hiệu để nhận biết một người nào đó khi người khác nhìn vào. Đơn giải nó sẽ bao gồm các yếu tố như ngoại hình, tính cách, trang phục, phong cách, hành động hay lời nói.

Bên cạnh đó, thương hiệu cá nhân còn được nhắc đến bởi những giá trị mà cá nhân đó mang đến cho xã hội, cuộc sống hoặc cũng có thể là một thành tựu mà một cá nhân đạt được mà ai cũng sẽ nhớ đến bạn khi nhắc đến.

Xây dựng thương hiệu cá nhân là gì?

Xây dựng thương hiệu cá nhân là hành trình tạo ra bản sắc thương hiệu đối với một người, bao gồm câu chuyện, hình ảnh và vị trí của họ trong một hay nhiều cộng đồng cụ thể.

Việc xây dựng thương hiệu cá nhân thường sẽ có chủ ý, tuy nhiên đó không phải là không trung thực. Trên thực tế, một thương hiệu cá nhân được cho là thành công nhất sẽ được xem như sự thể hiện về bản thân một cách trực quan và chân thực nhất.

Thương hiệu cá nhân là gì?
Thương hiệu cá nhân là gì?

Xây dựng thương hiệu cá nhân tạo sao cần thiết?

Thương hiệu cá nhân một yếu tố vô cùng cần thiết giúp cho một cá nhân có thể đạt được những thành công theo cách thật chuyên nghiệp. Việc không có thương hiệu cá nhân sẽ khiến bạn thật khó để tạo nên ấn tượng trong quá trình làm việc. Vậy khi xây dựng thương hiệu cá nhân bạn nhận được những lợi ích gì?

Xây dựng thương hiệu cá nhân tạo sự khác biệt

Khi thế giới ngoài kia đầy rẫy những người sẵn sàng cạnh tranh thì bất kỳ ai cũng sẽ khó khăn khi trở thành người duy nhất trong một lĩnh vực nào đó. Chính vì vậy, thương hiệu cá nhân sẽ là thước đo hữu ích nhất để phân biệt bạn với những người khác. Thương hiệu cá nhân giúp cho bạn luôn là phiên bản duy nhất, nổ bật nhất khi người khác nhìn vào.

Nâng cao giá trị bản thân

Chất lượng một công việc chính là nền tảng hữu ích nhất để xây dựng thương hiệu cá nhân của bạn. Khi đã xây dựng được hình tượng gắn với thế mạnh trong công việc, bạn chắc chắn sẽ tạo được lòng tin đối với mọi người.

Ví dụ như, những Beauty Blogger nổi tiếng trên mạng xã hội với những clip hướng dẫn makeup nhận được rất nhiều lượt chia sẻ, bình luận hay yêu thích của mọi người. Sau này những Beauty Blogger có thể phát triển sang lĩnh vực kinh doanh phân phối các sản phẩm mỹ phẩm hay thậm chí có thể tự kinh doanh dòng sản phẩm của riêng mình nhờ vào sự ủng hộ và tin tưởng của mọi người.

Xây dựng thương hiệu cá nhân giúp mở rộng mạng lưới quan hệ

Khi đã xây dựng được một hình ảnh tốt, có thương hiệu rõ ràng, bạn rất dễ dàng trong việc tìm kiếm hay mở rộng những mối quan hệ chất lượng xung quanh mình. Họ có thể là người có cùng sở thích, quan điểm sống hay suy nghĩ. Đặc biệt, những mối quan hệ hợp tác để cùng nhau kinh doanh, đó chính là nhân tố vô cùng quan trọng giúp đỡ bạn trong tương lai.

Tuy nhiên để có thể nhận được sự giúp đỡ của người khác, bản thân bạn cũng phải nỗ lực, cố gắng rất nhiều để đạt được những thành tựu nhất định và chứng minh được thực lực của mình.

Xây dựng thương hiệu cá nhân theo một quy trình hoàn chỉnh
Xây dựng thương hiệu cá nhân theo một quy trình hoàn chỉnh

Các yếu tố để xây dựng một thương hiệu cá nhân thành công

Theo một số nghiên cứu thực tế, để xây dựng thương hiệu cá nhân một cách thành công thường sẽ có 4 yếu tố then chốt, cụ thể:

Sự độc đáo: Trong thương hiệu cá nhân, sự độc đáo được thể hiện qua những khác biệt của một người trong đám đông. Sự khác biệt này cần ghi được dấu ấn mạnh mẽ đến nỗi chỉ cần nhắc về điều đó thì người khác sẽ nghĩ ngay đến bạn. Để làm được điều này, bạn cần phải thực hiện đúng tất cả những điều mà bản thân đã cam kết.

Sự nhất quán: Để mọi người dễ dàng ghi nhớ đến một thương hiệu cá nhân sự nhất quán là một yếu tố thực sự cần thiết bởi nó giúp bạn giữ được sự kết nối trong cảm xúc và gia tăng độ tin cậy đối với người khác. Vì thế dù xây dựng thương hiệu cá nhân với tính cách nào thì cũng không được bỏ qua tính nhất quán từ định vị đến từng lời hứa của bản thân.

Không kể lể chỉ kể chuyện: Sẽ thật tệ khi một người chỉ mãi kể lể, khoe mẽ những vấn đề bản thân gặp phải trên mạng xã hội, điều này sẽ khiến cho mọi người dần cảm thấy chán nản bởi nó chẳng mang đến giá trị thiết thực nào cho họ cả. Vì thế khi xây dựng thương hiệu cá nhân hãy nên cố gắng tạo ra những câu chuyện thú vị, truyền cảm hứng đến người nghe. Từ đó giá trị của bạn không những được nâng cao mà còn giúp người khác mến mộ bạn hơn.

Sự kiên trì: Dù làm bất kỳ việc gì thì sự kiên trì theo đuổi mục tiêu đến cùng cũng sẽ luôn là yếu tố quan trọng để bạn có được thành công. Và khi xây dựng thương hiệu cá nhân lại càng đòi hỏi sự kiên trì và quá trình cố gắn bền bỉ. Sẽ có những lúc thật khó khăn, thậm chí là những lời chỉ trích. Tuy nhiên nếu đã lựa chọn theo đuổi con đường này để thành công bạn cần phải biết tiếp thu và kiên trì đến cùng thì chắc chắn trái ngọt sẽ dành cho bạn.

Bật mí cách xây dựng thương hiệu cá nhân thành công
Bật mí cách xây dựng thương hiệu cá nhân thành công

10 bước xây dựng thương hiệu cá nhân thành công từ con số 0

Hiện nay, tùy thuộc vào mỗi cá nhân, mỗi ngành nghề sẽ có nhiều cách để bạn xây dựng thương hiệu cá nhân thành công từ con số 0. Và dưới đây Di Brother sẽ giới thiệu những bước xây dựng thương hiệu cá nhân cơ bản nhưng vô cùng quan trọng mà bạn có thể tham khảo:

Định vị bản thân

Việc làm đầu tiên vô cùng quan trọng trong những bước xây dựng thương hiệu cá nhân để thành công đó chính là định vị bản thân, thấu hiểu điểm yếu, tìm ra điểm mạnh để có thể thay đổi hoặc phát huy nhiều hơn.

Bạn cần biết rõ mình là ai? Mình đang ở đâu trên thị trường? Mình sẽ mang đến điều gì cho cộng đồng? hãy dành thời gian xác định rõ ràng những giá trị, kỹ năng hay niềm đam mê của bản thân để tìm ra được hướng đi riêng cho mình.

Xây dựng ngôn từ và hình ảnh một cách nhất quán

Sau khi đã vạch ra được định hướng mà bản thân hướng đến khi xây dựng thương hiệu, bạn cần phải đưa ra những yếu tố phù hợp với thương hiệu đó, xây dựng về thông điệp, hình ảnh cá nhân một cách có trật tự và nhất quán. 

Những bài post trên các trang mạng xã hội phải đảm bảo nằm trong một chuẩn mực nhất định, có sự tương đồng về hình ảnh, ngôn từ. Nếu như không làm được điều đó có thể bạn sẽ mất điểm trong mắt người khác.

Tạo dựng nhiều mối quan hệ với người có sức ảnh hưởng

Trong bất kỳ công việc gì, mối quan hệ luôn là yếu tố đóng vai trò vô cùng quan trọng, mà đặc biệt là khi xây dựng thương hiệu cá nhân. Hãy chuẩn bị sẵn sàng để đi theo những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực mà mình theo đuổi để gây dựng mối quan hệ, từ đó có thể học hỏi nhiều điều từ họ. Bạn cần lập ra danh sách các nhân vật có tầm ảnh hưởng, và bắt đầu xây dựng mối quan hệ từ những điều nhỏ nhất: Yêu thích, bình luận vào bài viết của họ hoặc có thể mời họ cafe hay tham gia sự kiện…

Một khi tên tuổi của bạn xuất hiện cùng với người có sức ảnh hưởng trong ngành thì lúc đó thương hiệu cá nhân của bạn cũng sẽ có sức bật lớn để phát triển. Vì thế, cách bạn nói với người khác bạn là ai chính là cách bạn cho người khác thấy được bạn chơi với ai, họ làm gì và thương hiệu có sức ảnh hưởng ra sao.

Nên tạo dựng nhiều mối quan hệ với người có sức ảnh hưởng
Nên tạo dựng nhiều mối quan hệ với người có sức ảnh hưởng

Nhận được những sự tiến cử

Khi đã có được mối quan hệ mật thiết với những người nổi tiếng, bạn sẽ nhanh chóng nâng cao thương hiệu của mình bằng cách nhận được những cơ hội tiến cử từ người đó. Những lời giới thiệu, lời khen từ người có sức ảnh hưởng chắc chắn sẽ giúp bạn tạo xây dựng thương hiệu cá nhân cho mình một cách vững chắc hơn.

Tuy nhiên, để có thể nhận được sự tiến cử đó là điều không hề dễ dàng, việc trước tiên của bạn đó chính là cần phải chân thành và giữ thái độ đúng đắn với người nổi tiếng và đồng thời tự tiến cử bản thân với họ.

Sử dụng hình ảnh thật chuyên nghiệp

Việc bạn tạo ra những hình ảnh đẹp trên hành trình xây dựng thương hiệu cá nhân không chỉ thể hiện được thương hiệu của mình mà còn gây ấn tượng tốt đối với mọi người. Hình ảnh ấn tượng sẽ giúp bạn trở nên chuyên nghiệp hơn, uy tín hơn trong cộng đồng. Và như một lẽ dĩ nhiên, hình ảnh khi sử dụng cần đảm bảo được tính chân thật, sự chỉn chu, thân thiện và đạt chất lượng để mang đến ý nghĩa nhất định đối với khán giả của bạn.

Xây dựng nội dung mang lại giá trị tốt

Để xây dựng thương hiệu cá nhân một cách chuyên nghiệp điều quan trọng nhất đó chính là tạo ra những nội dung có giá trị. Khi đó bạn sẽ tạo được niềm tin và sự gắn kết đối với mọi người. Nội dung có giá trị khi được xuất bản liên tục sẽ giúp bạn thể hiện được năng lực của bản thân và nâng cao giá trị của mình.

Tỏa sáng theo một cách riêng

Để mọi người có thể nhớ đến bạn, nhất định phải tạo được dấu ấn riêng của mình. Vì thế đừng chần chờ để tạo ra sự khác biệt. Cần phải chọn được điểm khác biệt tuy nhiên phải đúng với bản chất, tính cách của mình để dễ dàng hơn khi thể hiện các vấn đề liên quan đến định vị thương hiệu.

Khi có cơ hội trò chuyện với đối tác bạn nên khéo léo lồng ghép những chi tiết thể hiện nét đặc trưng của mình để tạo nên ấn tượng riêng biệt.

Tận dụng lợi thế từ mạng xã hội

Trong thời đại 4.0 như hiện nay, mạng xã hội đang có sức ảnh hưởng vô cùng lớn quyết định đến sự thành công khi xây dựng thương hiệu cá nhân. Tiktok, Facebook, youtube, LinkedIn, Instagram… chính là nơi có rất nhiều khách hàng tiềm năng. Do đó, nếu có nội dung chất lượng cộng hưởng với sự xuất hiện trên mạng xã hội chắc chắn bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc gây ấn tượng với nhiều người.

Tập nói chuyện chuyên nghiệp trước đám đông

Một yếu tố cần thiết giúp bạn thúc đẩy được danh tiếng bản thân, làm gia tăng sức bật cho thương hiệu đó chính là nói chuyện được trước đám đông. Vì thế bạn cần phải có sự tập luyện kỹ lưỡng đối với khả năng này để tự tin hơn. Một bài chia sẻ tuyệt vời với một chủ đề mà bạn có am hiểu chắc chắn sẽ giúp  bạn trở nên thu hút hơn, đồng thời khả năng chuyên môn cũng sẽ được thể hiện tối đa.

Hãy là chính bạn dù trong bất cứ hoàn cảnh nào
Hãy là chính bạn dù trong bất cứ hoàn cảnh nào

Hãy là chính mình bởi bạn là “sản phẩm chính hãng”

Hãy là chính mình, giống như một sản phẩm chính hãng, dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng nhất định tự tin với chính mình, với những cố gắng, giá trị và nỗ lực của bản thân. Và chắc chắn điều này sẽ tạo ra hiệu quả trong quá trình xây dựng thương hiệu cá nhân.

Xem thêm: Quá trình xây dựng thương hiệu trong Marketing

Lời kết

Để xây dựng thương hiệu cá nhân hiệu quả từ con số 0, được nhiều người biết đến hay có sức ảnh hưởng lớn không phải chuyện một sớm một chiều, mà cần phải là một hành trình dài và liên tục mang giá trị thương hiệu cá nhân của chính mình đến với cộng đồng. Vì vậy, hãy thật kiên trì từng bước một bởi điều này sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều và có thể mang về những thành quả nhất định. Chúc bạn thành công trên hành trình xây dựng thương hiệu cá nhân.


Thương hiệu là gì?

Thương hiệu là gì? Những yếu tố làm nên một thương hiệu vững mạnh

Thương hiệu là gì? Trong thế giới Marketing ngày càng bùng nổ hiện nay, khái niệm về thương hiệu (brand) đã không còn đơn thuần là một logo hay đơn giản là tên gọi, mà đó còn đại diện cho sự kết hợp khéo léo giữa giá trị, ấn tượng và cam kết dành cho khách hàng của một doanh nghiệp. Và để hiểu rõ hơn thương hiệu là gì? Hãy cùng Di Brother tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây!

Thương hiệu là gì?

Thương hiệu là gì? Trong lĩnh vực Marketing, thương hiệu được biết đến như một thuật ngữ đề cập về tên gọi, biểu tượng đại diện giúp những người tiêu dùng nhận biết và nhớ đến một doanh nghiệp, dịch vụ/sản phẩm hay một cá nhân nào đó. Thương hiệu thường được biểu thị qua logo, nhãn hiệu hay tên gọi của doanh nghiệp và nó đóng vai trò quyết định trong việc tạo ra mối liên kết tâm lý và gây ấn tượng với khách hàng.

Theo định nghĩa của WIPO - Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới, thương hiệu là một dấu hiệu có thể là vô hình hay hữu hình, được sử dụng nhằm nhận biết một dịch vụ, sản phẩm cụ thể. Nó có thể được cung cấp hay sản xuất bởi một tổ chức hay cá nhân. Thương hiệu không đơn thuần chỉ là một phương tiện truyền thông mà nó còn là một yếu tố vô cùng quan trọng đối với chiến lược tiếp thị, giúp cho doanh nghiệp xây dựng được lòng tin, nhận thức và tạo sự tương tác tích cực đến từ khách hàng.

Thương hiệu là gì?
Thương hiệu là gì?

Giá trị của thương hiệu là gì đối với Doanh nghiệp?

Sau khi đã trả lời được câu hỏi thương hiệu là gì, doanh nghiệp cũng nhất định phải hiểu rõ tầm quan trọng của thương hiệu đối với Marketing và nó đóng vai trò gì đối trong lợi ích ngắn hạn và tăng trưởng trong dài hạn của doanh nghiệp.

Quá trình xây dựng, hình thành và phát triển một thương hiệu bao gồm đặt tên, tạo nên hình ảnh cho dịch vụ hay sản phẩm nhằm phân biệt chúng trên thị trường. Nhằm mục đích gây ấn tượng với khách hàng đồng thời duy trì mối quan hệ dài lâu với họ.

Thương hiệu được xem như là một loại tài sản vô hình của một doanh nghiệp, một công cụ vô cùng quan trọng trong việc thúc đẩy hoạt động kinh doanh thương mại. Giá trị của thương hiệu giữ vai trò quyết định đối với chiến lược Marketing, đại diện cho niềm tin, cam kết về dịch vụ/sản phẩm và hành trình trải nghiệm của khách hàng.

Để xác định được giá trị của một thương hiệu, doanh nghiệp hay các cá nhân cần phải đánh giá dược giá trị của thương hiệu đó trên thị trường. Theo một khảo sát của Q&Me ở hai khu vực TP Hồ Chí Minh và Hà Nội đã chỉ ra rằng, các đối tượng từ 18 - 39 tuổi có đến 74% lựa chọn thương hiệu Honda, tiếp theo đó là Yamaha với 19% và 7% là phần còn lại. Điều này là minh chứng cụ thể nhất đại diện cho sức mạnh thương hiệu của Honda trên thị trường Việt Nam.

Tầm quan trọng của thương hiệu trong Marketing là gì?
Tầm quan trọng của thương hiệu là gì?

Tại sao thương hiệu doanh nghiệp lại cần được xây dựng và phát triển?

Thương hiệu là gì? Tại sao thương hiệu của doanh nghiệp cần được xây dựng và phát triển? Việc xây dựng thương hiệu là hoạt động mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, không phụ thuộc vào quy mô lớn hay nhỏ. Nếu doanh nghiệp có sự đầu tư hợp lý vào quá trình xây dựng Brand, tập trung phát triển ngay từ đầu chắc chắn sẽ có nhiều cơ hội và lợi ích thiết thực trong tương lai.

Định hình bộ nhận diện doanh nghiệp: Quá trình xây dựng thương hiệu sẽ giúp doanh nghiệp định hình được hình ảnh, phong cách, cá tính và mức độ uy tín. Điều này tăng cường sự nhận biết và mức độ cạnh tranh trên thị trường, giúp cho thương hiệu dần trở nên chuyên nghiệp, dễ nhớ, thú vị và thậm chí có thể thuyết phục được khách hàng.

Có một tệp khách hàng trung thành: Việc phát triển một thương hiệu vững mạnh sẽ giúp doanh nghiệp hình thành một nhóm khách hàng trung thành. Những khách hàng này đặt sự tin tưởng vào dịch vụ/ sản phẩm của doanh nghiệp, đồng thời đảm bảo một lượng khách hàng ổn định giúp doanh nghiệp phát triển bền vững hơn.

Bảo vệ doanh nghiệp với những rủi ro: Thương hiệu được đánh giá cao và có được sự bảo hộ rõ ràng sẽ giúp cho doanh nghiệp tránh xa khỏi những rủi ro không đáng có đến từ những hành động không đẹp của đối thủ cạnh tranh. Bảo vệ khỏi vấn đề hàng nhái, hàng giả hay sản phẩm chất lượng kém, đồng thời giữ cho thương hiệu luôn chất lượng và đảm bảo mức độ uy tín.

Gia tăng lợi Thế Cạnh Tranh Trên Thị Trường: Một thương hiệu bền vững tạo nên lợi thế cạnh tranh lớn trên thị trường. Từ đó thu hút được nhân tài, nhà đầu tư và có sự cạnh tranh về giá. Vị thế đã đạt được cũng đồng thời giúp doanh nghiệp nhận được sự quan tâm và thu hút những nhân viên chất lượng.

Thương hiệu bền vững giúp doanh nghiệp gia tăng lợi thế cạnh tranh
Thương hiệu bền vững giúp doanh nghiệp gia tăng lợi thế cạnh tranh

Điểm danh 5 yếu tố giúp thương hiệu của doanh bền vững

Nếu đã hiểu được khái niệm thương hiệu là gì? Ngay sau đây hãy cùng Di Brother tìm hiểu những yếu tố quan trọng để xây dựng thương hiệu bền vững:

Brand Identity (Bộ nhận diện thương hiệu): Bao gồm tên thương hiệu, màu sắc, logo, font chữ, hình ảnh sống động và những yếu tố khác tạo nên điểm đặc trưng của thương hiệu. Brand Identity cần phải đảm bảo phù hợp với sứ mệnh và giá trị của thương hiệu, dễ dàng nhớ và dễ nhận biết.

Brand Personality (Tính cách thương hiệu): Cũng giống như tính cách của con người thương hiệu cũng sẽ có các đặc điểm như táo bạo, năng động, truyền thống, cởi mở, thanh lịch. Những yếu tố này phản ánh nên giá trị cũng như tầm nhìn của thương hiệu, đồng thời phải hấp dẫn trong mắt các đối tượng mục tiêu.

Brand Positioning (Định vị thương hiệu):  Là yếu tố giúp xác định vị trí của thương hiệu so với những đối thủ cạnh tranh trong tâm trí của khách hàng. Brand Positioning cần phải đặc biệt, rõ ràng và phản ánh được sứ mệnh, giá trị của thương hiệu.

Brand Ambassador (Đại sứ thương hiệu): Đây là những người đại diện cho thương hiệu, tiếng nói của thương hiệu, giúp quảng bá các sản phẩm, dịch vụ. Sự lựa chọn đại sứ thương hiệu của doanh nghiệp phải vô cùng cần trọng dựa trên độ uy tín, tính cách và quan trọng nhất là sự phù hợp đối với giá trị của thương hiệu.

Brand Culture (Văn hóa thương hiệu): Văn hóa thương hiệu là gì? Đây là một yếu tố quan trọng phản ánh giá trị và sứ mệnh của một doanh nghiệp, tạo ra được sự cam kết và đồng thuận đến từ nhân viên. Đây là yếu tố quyết định nên một thương hiệu được phát triển mạnh mẽ và tại nên lòng trung thành của khách hàng, đối tác.

Những yếu tố trên đều cần được phối hợp và duy trì nhất quán để giúp thương hiệu không chỉ vững mạnh từ đầu mà còn có giá trị bền vững theo thời gian.

Mỗi thương hiệu mang bản sắc riêng
Bản sắc của thương hiệu là gì?

Quá trình xây dựng thương hiệu trong Marketing

Quá trình xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp trong chiến lược Marketing thông thường sẽ phải đi qua 4 giai đoạn then chốt:

Giai đoạn 1: Thương hiệu hình thành

Trong giai đoạn này, doanh nghiệp cần phải xác định được giá trị cũng như sứ mệnh của thương hiệu bằng cách nghiên cứu thị trường, lập kế hoạch chiến lược từ đó xây dựng và phát triển thương hiệu vững mạnh.

Giai đoạn 2: Nhận diện thương hiệu

Doanh nghiệp tiếp cận đến khách hàng đồng thời tạo được sự thu hút thông qua loạt các phương tiện quảng cáo như: Standee, mạng xã hội, thiết kế các ấn phẩm. Với mục tiêu tạo sự nhận diện thương hiệu và ấn tượng mạnh mẽ ngay từ cái nhìn đầu tiên.

Giai đoạn 3: Hành trình trải nghiệm khách hàng

Ở giai đoạn này, khách hàng sẽ là người trực tiếp trải nghiệm dịch vụ/sản phẩm của thương hiệu. Doanh nghiệp cần tạo ra được một hành trình trải nghiệm tích cực giúp doanh nghiệp xây dựng lòng trung thành và giữ chân khách hàng.

Giai đoạn 4: Quảng bá thương hiệu

Cuối cùng, là giai đoạn doanh nghiệp tập trung đẩy mạnh quảng bá thương hiệu thông qua các chiến dịch truyền thông để tiếp cận nhanh chóng đến khách hàng mục tiêu, bao gồm các hoạt động PR, quảng cáo, xây dựng mối quan hệ với khách hàng, các sự kiện để tăng cường sự hiện diện của thương hiệu trong tâm trí khách hàng và thu hút được khách hàng.

Quá trình xây dựng thương hiệu trong Marketing
Quá trình xây dựng thương hiệu trong Marketing

Các yếu tố quyết định sự hoàn hảo cho thương hiệu là gì?

Một thương hiệu bền vững là một thương hiệu tạo dựng được lòng tin đối với khách hàng, có lượng khách hàng trung thành. Vậy những yếu tố để quyết định sự hoàn hảo cho thương hiệu là gì? Cùng tìm hiểu ngay dưới đây!

Mục đích: Để một thương hiệu hoàn hảo, các doanh nghiệp cần phải đặt ra một mục đích cụ thể để hướng đến. Và điều tiên quyết của doanh nghiệp đó chính là cần phải thể hiện được tất cả những giá trị đối với khách hàng.

Tính nhất quán: Yếu tố này được thể hiện đối với tất cả các mặt của một thương hiệu gồm hoạt động Marketing, thông điệp, quảng bá thương hiệu… Điều này giúp cho khách hàng dễ dàng nhận diện được thương hiệu. Có một điều cần lưu ý khi cải tiến đó chính là chỉ nên phát triển thêm và không nên thay đổi hoàn toàn để tránh làm mất đi những giá trị thân thuộc đã hiện diện trong tâm trí khách hàng.

Tính cảm xúc: Có rất ít khách hàng đặt được lý trí lên trên cảm xúc, vì thế một chiến lược thương hiệu thành công cần phải tập trung vào tâm lý của khách hàng, điều này sẽ giúp cho khách hàng cảm thấy đồng cảm và trung thành hơn với thương hiệu của doanh nghiệp.

Tính linh hoạt: Trong thời đại sự thay đổi của thị trường được tính theo ngày thì để bắt kịp hay dẫn đầu xu hướng, doanh nghiệp nhất định phải có những chiến dịch cải tiến mẫu mã sản phẩm và tiếp cận khách hàng. Tính linh hoạt sẽ giúp chăm sóc được khách hàng tốt hơn và gia tăng được mức độ cạnh tranh.

Lòng trung thành: Doanh nghiệp càng thành công là doanh nghiệp càng có nhiều khách hàng và đối tác trung thành, chính sự trung thành đó chính là thước đo chuẩn nhất về những giá trị, sản phẩm mà doanh nghiệp đã mang đến cho khách hàng.

Nhận thức cạnh tranh: Trong một thế giới đầy rẫy những doanh nghiệp mạnh, sự cạnh tranh thương hiệu là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên, nếu xem đây là một động lực thì sẽ thúc đẩy cho sự sáng tạo và giúp doanh nghiệp phát triển ngày một vững mạnh hơn.

Lời kết

Thương hiệu từ lâu đã không chỉ được biết đến là slogan, logo hay màu sắc chủ đạo của một doanh nghiệp. Nó còn là cảm xúc, là lời hứa, hay sự tin tưởng vững bền được bồi đắp theo thời gian. Thương hiệu mạnh được tạo nên sự độc đáo, khác biệt, giữ vững được vị thế trên thị trường đồng thời chinh phục và nắm giữ trái tim của khách hàng.

Xây dựng thương hiệu vững mạnh còn là một hành trình dài của những nỗ lực, sáng tạo và sự kiên trì không ngừng nghỉ. Đó là cuộc chơi đầy thử thách, nhưng cũng là sân chơi thực thụ để những thương hiệu xuất sắc được tỏa sáng.

Trên đây là những thông tin về khái niệm thương hiệu là gì? cùng tất tần tật những yếu tố tạo nên một thương hiệu bền vững. Hy vọng qua bài viết bạn đã hiểu rõ hơn về thương hiệu và biết được doanh nghiệp mình đang đứng ở đâu trên sân chơi đầy cam go này.


Trade Marketing là gì?

Trade marketing là gì? Những điều cần phải thuộc nằm lòng về Trade Marketing

Chiến lược Marketing luôn là được xem những vũ khí sắc bén của các doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh trên thị trường. Và một trong những chiến lược góp phần lớn vào những thành công của doanh nghiệp không thể không nhắc đến Trade Marketing.
Vậy Trade Marketing là gì? Tầm quan trọng của Trade Marketing đối với doanh nghiệp là gì? Hãy cùng Di Brother tìm hiểu tất tần tật những điều cần phải thuộc nằm lòng về Trade Marketing thông qua bài viết dưới đây!

Trade Marketing là gì?
Trade Marketing là gì?

Trade Marketing là gì?

Trade Marketing được biết đến là một chiến lược tiếp thị, tập trung vào yếu tố then chốt là tạo dựng và duy trì các mối quan hệ hợp tác cùng đối tác : Đại lý, nhà bán lẻ, nhà phân phối… Việc này giúp tăng cường giá trị thương hiệu và đặc biệt là gia tăng hiệu quả bán hàng.

Trade Marketing thường sẽ được áp dụng đối với các ngành hàng tiêu thụ nhanh (FMCG) hay ngành du lịch… nơi những mối quan hệ với đối tác chính là điều quan trọng nhất để doanh nghiệp dễ dàng đạt được sự phân phối rộng khắp và tiếp cận nhanh chóng đến với khách hàng.

Các hoạt động của Trade Marketing thường sẽ bao gồm việc tạo ra các chương trình giảm giá, khuyến mãi hấp dẫn cho đối tác, xây dựng những kế hoạch để trưng bày sản phẩm của doanh nghiệp. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng cần phải cung cấp những tài liệu về quảng cáo, những thông tin, dữ liệu thị trường để hỗ trợ đối tác kinh doanh bán hàng và hiểu rõ hơn về sản phẩm cũng như thị trường.

Mục tiêu của Trade Marketing chính là xây dựng nên một hệ sinh thái kinh doanh vượt trội, mà trong đó những đối tác luôn nhận được sự đồng hành, hỗ trợ từ phía công ty. Qua đó, các đối tác sẽ ưu tiên hơn cho sản phẩm và gia tăng sự phân phối sản phẩm đến với khách hàng từ đó tăng doanh số và thương hiệu được lan tỏa rộng rãi hơn.

Tầm quan trọng của Trade Marketing là gì?

Trade Marketing là một phần vô cùng quan trọng trong chiến lược tiếp thị của doanh nghiệp, nó đóng vai trò trong việc tạo ra và thực thi các chiến lược cùng với các hoạt động nhằm mục đích tăng cường khả năng tiếp cận đồng thời thúc đẩy doanh số bán hàng của doanh nghiệp, thông qua việc sử dụng mối quan hệ với những đối tác gồm: Nhà phân phối, các nhà bán lẻ, đại lý.

Cụ thể, Trade Marketing giúp gia tăng sự hiện diện của dịch vụ/sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường, đồng thời giúp doanh nghiệp có thể cạnh tranh trực tiếp với các đối thủ. Ngoài ra, Trade Marketing cũng giúp doanh nghiệp tối ưu được nguồn lực, mang đến nguồn thu nhập liên tục và ổn định.

Một trong những yếu tố cũng quan trọng không kém khi tìm hiểu về Trade Marketing mà bạn cần phải biết rõ đó là việc quản lý và xây dựng thương hiệu. Trade Marketer thông thường sẽ chủ động phối hợp với bộ phận Marketing để đảm bảo thông điệp truyền thông cùng những hoạt động quảng cáo sẽ được truyền tải đúng đến các khách hàng thông qua các kênh phân phối.

Tầm quan trọng của Trade Marketing
Tầm quan trọng của Trade Marketing

4 Nhiệm vụ quan trọng của Trade Marketing là gì?

Customer Development

Nhiệm vụ đầu tiên của Trade Marketing là gì? Đó chính là xây dựng đồng thời phát triển kênh phân phối thông qua những hoạt động điển hình. Đó có thể là xây dựng hệ thống đại lý, tri ân nhà phân phối, hợp tác với nhà bán lẻ, tăng chiết khấu… Tất cả những hoạt động trên sẽ được các doanh nghiệp vận dụng vào một cách hợp lý, linh hoạt.

Điều này với mục đích để gia tăng các kênh bán hàng, tạo thêm động lực mua hàng cho tất cả các trung gian và từ đó xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp với họ. Đối với doanh nghiệp nhiệm vụ này sẽ tác động trực tiếp và ảnh hưởng đến doanh số kinh doanh.

Category Development

Nhiệm vụ quan trọng tiếp theo của Trade Marketing đó chính là phát triển hệ thống ngành hàng của doanh nghiệp trên thị trường thông qua xây dựng và thực hiện những chiến lược có liên quan đến sản phẩm kinh doanh.

Đầu tiên, để mở rộng được độ phủ của thương hiệu cũng như sản phẩm đến nhiều khu vực bạn nên sử dụng chiến lược thâm nhập và bao phủ  (Penetration). Thứ hai, đưa ra hàng loạt những sản phẩm khác nhau với mục đích gia tăng sự lựa chọn dành cho khách hàng bằng chiến lược danh mục sản phẩm  (Portfolio).

Thứ ba, để bao bì trở nên bắt mắt, hấp dẫn nên sử dụng chiến lược bao bì và kích cỡ (Pack - size). Và cuối cùng là định giá (Pricing) được sử dụng nhằm xác định ra mức giá phù hợp nhất với chiến lược hớt váng hay thâm nhập của doanh nghiệp trên thị trường.

Shopper Engagement

Tiếp theo một nhiệm vụ cũng vô cùng quan trọng đối với Trade Marketing đó chính là shopper engagement. Nhiệm vụ này thường sẽ chú trọng vào việc thực hiện những hoạt động và chiến lược ở trong các cửa hàng nhằm thúc đẩy, khuyến khích quyết định mua sản phẩm khi khách hàng đến điểm mua sắm.

Những hoạt động thường được sử dụng sẽ bao gồm hàng dùng thử, chương trình khuyến mãi, phiếu mua hàng, quà tặng kèm hoặc cũng có thể cung cấp cho khách hàng sự hỗ trợ tư vấn. Chiến lược này thường sẽ được sử dụng một cách hợp lý với mục đích giúp khách hàng dễ dàng hơn trong việc đưa ra quyết định có nên mua hàng hay không.

Company Engagement

Nhiệm vụ cuối cùng của Trade Marketing đó chính là tương tác và gắn kết với đội ngũ sale của các công ty để hỗ trợ cùng nhau thúc đẩy doanh số bán hàng. Cụ thể hơn, đội ngũ Trade Marketing sẽ xây dựng đồng thời xác định mục tiêu doanh thu phụ thuộc vào từng giai đoạn.

Bộ phận sales sau khi tiếp nhận thông tin sẽ lập kế hoạch phù hợp để có thể đạt được mục tiêu. Những hoạt động nhằm kích thích sáng tạo hay sự nhiệt huyết trong công việc sẽ được tổ chức thường xuyên để sử dụng nguồn lực một cách thật hiệu quả.

Nhiệm vụ quan trọng của Trade Marketing là gì?
Nhiệm vụ quan trọng của Trade Marketing là gì?

Các đối tượng chính của Trade Marketing

Sau khi đã hiểu rõ Trade Marketing là gì, bạn cũng không thể không biết đến các đối tượng tham gia có vai trò quan trọng trong Trade Marketing. Và thông thường sẽ có hai đối tượng chính bao gồm:

Shopper: Là những người chọn mua sản phẩm trực tiếp tại các điểm trưng bày. Những người hành vi mua hàng sẽ bị thay đổi bởi các yếu tố như khuyến mãi, trưng bày, chương trình ưu đãi…

Customer: Đây chính là những nhà phân phối trung gian, nhà bán lẻ hay các đại lý phân phối liên kết với doanh nghiệp để bán hàng. Trong Trade Marketing Customer đóng vai trò vô cùng quan trọng và thường sẽ bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như hoa hồng, chiết khấu, ưu đãi… Họ là những người gia tăng việc bán hàng ở những điểm bán hàng  (point of purchase) đồng thời là nhân tố không thể thiếu đối với Trade Marketing.

Bật mí 4 chiến lược Trade Marketing mang lại hiệu quả cao

Chiến lược Trade Marketing là việc nhà sản xuất sẽ đưa ra những hoạch định đồng thời áp dụng các chiến lược tiếp thị, nhằm tiếp cận nhanh chóng đến các khách hàng khác nhau. Trong đó phải kể đến một số các chiến lược được đánh giá là mang lại hiệu quả vô cùng cao như:

Xây dựng thương hiệu

Chiến lược xây dựng thương hiệu trong Trade Marketing là gì? Trong Trade Marketing chiến lược đầu tiên và tốt nhất được rất nhiều doanh nghiệp áp dụng thành công đó chính là xây dựng thương hiệu. Thương hiệu sẽ là nhân tố quan trọng mang đến bản sắc cho dịch vụ hay sản phẩm của doanh nghiệp.

VD: Thông thường khách hàng sẽ hay gọi “điện thoại Apple” hơn là Iphone.

Vì thế, các doanh nghiệp cần phải nghiêm túc đầu tư vào nhận diện thương hiệu của mình. Trong thời điểm đầu doanh nghiệp có thể sẽ bỏ ra một khoản chi phí khá lớn để xây dựng thương hiệu, nhưng đây lại được cho là bước đầu tư xứng đáng. Bởi nếu bạn là một nhà bán lẻ chắc chắn sẽ luôn ưu tiên lựa chọn những thương hiệu nổi tiếng thay vì một công ty vô danh.

Tham gia triển lãm thương mại

Một chiến lược được cho là thông minh của Trade Marketing đó chính là tổ chức các triển lãm thương mại, hội chợ. Đây là cơ hội tốt nhất để các doanh nghiệp tiếp cận, gặp gỡ trực tiếp với khách hàng để quảng bá thương hiệu hay sản phẩm của mình.

Những doanh nghiệp sản xuất nên tham gia vào càng nhiều hội chợ càng tối. Bởi tại đây bạn có thể cũng sẽ gặp gỡ được những nhà bán  buôn, bán lẻ và có cơ hội giới thiệu sản phẩm của doanh nghiệp mình đến họ.

Chiến lược xây dựng thương hiệu trong Trade Marketing
Chiến lược xây dựng thương hiệu trong Trade Marketing

Xúc tiến thương mại

Để nhà bán buôn, bán lẻ mua hay phân phối các sản phẩm của doanh nghiệp, giải pháp tốt nhất đó chính là triển khai các chương trình khuyến mãi. Công tác xúc tiến thương mại sẽ tương tự với xúc tiến người tiêu dùng, tại đây doanh nghiệp sẽ sử dụng các chương trình ưu đãi, khuyến mại nhằm tăng thị phần và doanh thu.

Đứng trên vai người khổng lồ

Đối với chiến lược này, doanh nghiệp sẽ hợp tác với những thương hiệu đã có được danh tiếng vững chắc trên thị trường. Bằng cách này doanh nghiệp sẽ nhanh chóng chiếm được thị phần nhờ vào việc tận dụng mức độ phổ biến và tên tuổi của thương hiệu đó. Chiến lược này là lựa chọn tốt nhất dành cho những sản phẩm mới ra mắt trên thị trường.

Xúc tiến thương mại thu hút khách hàng
Xúc tiến thương mại thu hút khách hàng

Làm thế nào để xây dựng chiến lược Trade Marketing bùng nổ?

Đối với một Marketer giỏi không chỉ dừng lại ở khái niệm Trade Marketing là gì mà còn phải biết tận dụng các lợi thế để xây dựng nên một chiếc lược Trade Marketing giúp doanh nghiệp có thể tiếp cận nhanh chóng đến khách hàng và gia tăng doanh số. Vậy làm thế nào để xây dựng chiến lược Trade Marketing bùng nổ? Hãy cùng tìm câu trả lời ngay!

Nghiên cứu thị trường

Để tạo ra một chiến lược Trade Marketing hiệu quả, bước quan trọng nhất và tiên quyết phải có đó chính là hoạt động nghiên cứu thị trường sản phẩm mà doanh nghiệp phân phối. Nhà quản trị và các lãnh đạo phải có sự am hiểu sâu sắc về xu hướng thị trường trước khi đưa ra quyết định triển khai sản phẩm đó. Việc tìm hiểu những mong muốn, nhu cầu của khách hàng mục tiêu chính là hoạt động quan trọng nhất để chuẩn bị cho những bước tiếp theo và định giá cho sản phẩm phân phối.

Phân tích xu hướng thị trường hiện tại

Bước quan trọng tiếp theo của một kế hoạch Trade Marketing là gì? Đó chính là tìm hiểu, phân tích và đánh giá xu hướng thị trường trong thời điểm tung ra sản phẩm. Bao gồm nghiên cứu hành vi mua hàng của khách hàng mục tiêu, những ý tưởng giúp cho sản phẩm thật sự nổi bật trên thị trường.

Thông thường các doanh nghiệp sẽ bỏ qua bước này, tuy nhiên nó lại vô cùng cần thiết bởi việc nắm bắt và hiểu được xu hướng thị trường sẽ giúp đánh giá được những nguy cơ và rủi ro tiềm ẩn gây ra những thiệt hại không đáng có cho doanh nghiệp.

Phát triển sản phẩm độc đáo

Từ sự am hiểu sâu sắc về khách hàng, thị trường, các doanh nghiệp sẽ tận dụng những dữ liệu này để phát triển, cải tiến sản phẩm sao cho đáp ứng được nhu cầu thực tế. Việc lựa chọn bao bì sản phẩm phù hợp thị hiếu sẽ giúp sản phẩm nổi bật hơn so với các đối thủ trên thị trường. Bên cạnh đó lựa chọn thiết kế sản phẩm, màu sắc còn có thể phản ánh một phần chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp.

Cách xây dựng chiến lược Trade Marketing
Cách xây dựng chiến lược Trade Marketing

Xây dựng nhận diện thương hiệu của riêng sản phẩm

Trong bối cảnh thị trường cạnh tranh vô cùng gay gắt như hiện nay, doanh nghiệp muốn có một chiến lược thành công cần phải tiêu tốn một khoản chi phí lớn để có được slogan hay tên thương hiệu phù hợp. Do đó có thể thấy rằng tên thương hiệu cũng là một yếu tố quan trọng đối với hình ảnh doanh nghiệp.

Thực tế, trong thời điểm hiện tại khách hàng thường sẽ đưa ra quyết định mua hàng dựa vào hình ảnh có sẵn của một thương hiệu.

Lên kế hoạch tiếp cận các nhà bán lẻ

Là hoạt động lập kế hoạch mang sản phẩm tiếp cận đến các nhà bán buôn, bán lẻ. Việc lập nên kế hoạch phù hợp và được tính toán cẩn thận trước khi đưa ra lời đề nghị dành cho nhà bán buôn, bán lẻ là vô cùng cần thiết để doanh nghiệp có thể cân đối  được giữa lợi nhuận và chi phí.

Xây dựng kế hoạch tiếp thị

Xây dựng kế hoạch PR và tiếp thị cũng là một hoạt động cần thiết để chiến lược Trade Marketing được thành công. Đây sẽ là bàn đạp để sản phẩm được quảng bá rộng rãi đến đông đảo khách hàng mục tiêu. Việc này giúp sản phẩm của doanh nghiệp luôn được những nhà bán buôn, bán lẻ mong muốn làm đối tác để nhập hàng về bởi người tiêu dùng có nhu cầu cao về sản phẩm này.

Xem thêm: 7 bước tạo chiến dịch Viral Marketing ấn tượng.

Lời kết

Hy vọng những thông tin, kiến thức về Trade Marketing là gì? và những điều được chia sẻ trong bài viết trên sẽ là "giấy thông hành" giúp cho bạn sải bước tự tin và tiến vào thế giới Marketing đầy thú vị, nhiều màu sắc. Với những hiểu biết cơ bản và định hướng rõ ràng trong bài viết, chắc chắn doanh nghiệp sẽ dễ dàng áp dụng Trade Marketing một cách đúng đắn từ đó giúp doanh nghiệp tiến xa hơn nữa trong cuộc đua đầy thách thức.


Viral Marketing là gì?

Viral Marketing Là Gì? 7 Bước Tạo Chiến Dịch Viral Marketing Ấn Tượng, Bùng Nổ

Trong thời đại 4.0 như hiện nay,  Marketing cũng có rất nhiều các hình thức khác nhau như Social Marketing, Digital Marketing, Content Marketing… Tuy nhiên bạn đã bao giờ nghe qua khái niệm Viral Marketing? Đây là một hình thức đang được lan truyền và sử dụng rất nhiều trong thời gian qua khi nói đến một chiến dịch bùng nổ theo cách tự nhiên mà không cần phải có sự can thiệp hay tác động từ kỹ thuật quảng cáo.

Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Di Brother làm rõ khái niệm Viral Marketing là gì  và các bước để tạo ra một chiến dịch Viral Marketing  thật ấn tượng, hiệu quả và bùng nổ.

Viral Marketing là gì?
Viral Marketing là gì?

Viral Marketing Là Gì?

Viral Marketing hay còn được gọi là hình thức Marketing lan truyền. Đây chính là một hình thức lan tỏa thông điệp marketing đến với mọi người, từ đó tạo nên những lợi thế tăng trưởng một cách vượt trội thông qua rất nhiều kênh truyền thông với mục đích đạt được hiệu quả về mặt bán hàng hoặc thương hiệu.

Trong Marketing, điều quan trọng nhất vẫn là content và Viral Marketing cũng như vậy. Nội dung dù ở trong bất kỳ hình thức nào nếu thực sự hay, được làm đúng cách và đánh được vào tâm lý của công chúng chắc chắn sẽ tạo ra sự Viral nào cũng có thể tạo được tính Viral nếu làm đúng cách và nội dung đánh trúng tâm lý công chúng.

Vì vậy, đối với một chiến dịch Viral Marketing đang sở hữu tiềm năng lan truyền rộng rãi thì khi đó khách hàng sẽ thay Marketer làm Marketing. Tuy nhiên, việc tạo ra một chiến dịch như trên là điều vô cùng khó.

Ưu Và Nhược Điểm Của Hình Thức Viral Marketing

Mỗi một hình thức Marketing đều sẽ có những vai trò khác nhau và ưu, nhược điểm mà bất kỳ ai cũng cần nên biết. Và Viral Marketing cũng như thế, nó chính là đòn bẩy giúp các thương hiệu được đến gần hơn với khách hàng, nhưng nếu như làm không khéo thì ngược lại sẽ ảnh hưởng không hề nhỏ đến sản phẩm hay thương hiệu. Và dưới đây sẽ là những ưu điểm và nhược điểm Viral Marketing mà một Marketer nhất định phải biết.

Ưu điểm Viral Marketing

Tăng mức độ nhận diện của thương hiệu: Những nội dung mang tính Viral thông thường sẽ tác động sâu sắc đến với nhiều người, từ đó sẽ tạo được sự ấn tượng về thương hiệu trong nhận thức của khách hàng. Không chỉ tạo được nhận diện thương hiệu, dịch vụ/sản phẩm mà còn dễ dàng tiếp cận và tạo lòng tin đối với khách hàng.

Phạm vi tiếp cận vô cùng lớn: Viral Marketing mang ưu điểm tuyệt vời khi dễ dàng tiếp cận đến với rất nhiều người trong thời gian ngắn. Khi đã đạt đến ngưỡng Viral, tốc độ lan truyền sẽ liên tục tăng theo cấp số nhân. Và đây cũng được cho là lợi thế lớn của Viral Marketing so với các hình thức khác. Các doanh nghiệp hay cá nhân khi muốn quảng cáo đều luôn theo đuổi hình thức này.

Giúp tiết kiệm ngân sách, chi phí: Để một chiến dịch được diễn ra một cách suông sẻ, tiếp cận được đến lượng lớn đối tượng, thì nhất định phải bỏ ra một khoản chi phí nhất định để quảng cáo trên các nền tảng social… Khi đã có được một lượng khách hàng quan tâm thì mọi chi phí về sau sẽ rất ít. Và lúc đó Viral Marketing  sẽ là kênh vô cùng hiệu quả giúp cho bạn làm nhiệm vụ truyền thông, quảng bá các thông điệp đến với nhiều người hơn nữa và mang về hiệu quả vô cùng lớn.

Nhược điểm Viral Marketing

Một chiến dịch Viral Marketing thường sẽ có rất nhiều những ưu điểm khiến nhiều doanh nghiệp phải trầm trồ khi đạt được. Tuy nhiên việc sử dụng hình thức này cũng có thể tạo ra những tiêu cực nhất định cho sản phẩm, dịch vụ: Nếu như làm Marketing không khéo thì rất có thể những sản phẩm của doanh nghiệp quảng cáo sẽ bị cuốn vào những tiêu cực gây ảnh hưởng vô cùng lớn đến thương hiệu và sản phẩm.

Ưu và nhược điểm của Viral Marketing
Ưu và nhược điểm của Viral Marketing

Các Yếu Tố Giúp Chiến Dịch Viral Marketing Được Lan Truyền Hiệu Quả

Để tạo ra được một nội dung có thể Viral thì điều tiên quyết và quan trọng nhất vẫn là thấu hiểu được Insight của khách hàng. Nếu như người là Viral Marketing không hiểu được người dùng mục tiêu của doanh nghiệp thì sẽ vô cùng khó để chạm được vào tử huyệt cảm xúc của khách hàng để họ phải chia sẻ thông điệp. Và để làm được điều này, Marketer cần phải hiểu được những yếu tố giúp chiến dịch Viral Marketing được lan truyền hiệu quả:

Nội dung phải độc đáo và có tính sáng tạo cực cao

Dân Marketing thường hay nói “Content is King” bởi mức độ quan trọng của content trong tất cả các chiến dịch Marketing. Và Viral Marketing cũng vậy, đối với một chiến dịch Viral Marketing content là điều quan trọng nhất để quyết định chiến dịch có đạt được sự Viral hay không. Và thường các nội dung mang đến giá trị cho người dùng sẽ dễ dàng lan tỏa đến khách hàng nhiều nhất.

Nội dung của doanh nghiệp phải là độc nhất, không trùng lặp với các nội dung đã có trên thị trường. Việc sử dụng lại những nội dung của các bên khác sẽ làm mất đi giá trị thương hiệu của doanh nghiệp trong lòng khách hàng và tạo một cảm giác nhàm chán cho khách hàng.

Nội dung cần truyền tải được cảm xúc

Việc chạm đến cảm xúc của người dùng chính là yếu tố quan trọng quyết định nội dung của doanh nghiệp có thực sự ý nghĩa và được truyền tải tốt hay không. Và dù là nội dung tiêu cực hay tích cực thì cũng sẽ đều nhận được sự chú ý lớn đến từ các khách hàng.

Có sự hỗ trợ đến từ các kênh truyền thông

Những kênh truyền thông online hiện nay đang có lợi thế và được đánh giá là vô cùng hiệu quả để chiến dịch truyền thông được Viral, khi mà hiện nay hầu hết các khách hàng đều dành rất nhiều thời gian để sử dụng mạng xã hội.

Một số các kênh truyền thông hiệu quả có thể kể đến như: Tiktok, Facebook, twitter, instagram, wesite blog…

Viral Marketing chạm đến cảm xúc khách hàng
Viral Marketing chạm đến cảm xúc khách hàng

7 bước để tạo nên một chiến dịch Viral Marketing thành công

Sau khi đã hiểu về chiến dịch Viral Marketing và những ưu nhược điểm của chiến dịch này, ngay sau đây điều bạn cần làm đó chính là bắt tay ngay vào xây dựng một chiến lược riêng cho mình thông qua các bước sau:

Chuẩn bị sẵn sàng cho sự “bùng nổ” 

Hãy bắt đầu một chiến dịch thành công với ý nghĩ rằng chiến dịch của mình chắc chắn sẽ thực sự Viral và có sự chuẩn bị sẵn sàng cho nó. Bạn sẽ không thể biết rằng clip quảng của của mình sẽ được chia sẻ một cách chóng mặt sau một đêm ngủ dậy và thương hiệu của bạn sẽ xuất hiện dày đặc trên các trang mạng xã hội, báo chí. Khách hàng liên tục đặt hàng từ cửa hàng và doanh thu tăng vùn vụt.

Có thể bạn sẽ suy nghĩ ý tưởng này thật sự điên rồ nhưng hãy chuẩn bị cho một sự thành công, bởi khi nó xảy ra bạn sẽ không thể ứng phó kịp thời và dẫn đến phản ứng phụ xảy ra, điển hình nhất đó chính là bạn không thể đáp ứng được sự hài lòng của khách hàng.

Hiểu về khán giả mục tiêu

Tất cả các thương hiệu khi thực hiện chiến dịch Viral Marketing đều mong muốn nó không chỉ được lan truyền bởi các khán giả mục tiêu mà còn phải là cộng đồng. Đó mới được cho là một Viral Marketing hiệu quả. Tuy nhiên, nhất định cần phải nhớ rằng bạn cần phải lên mục tiêu cho chiến dịch ngay từ khâu lập kế hoạch và khán giả mục tiêu sẽ được quyết định ngay lúc này. Đây sẽ là những đối tượng mà bạn ưu tiên hướng đến trước.

Có một thông điệp rõ ràng

Tất cả mọi người chỉ lan truyền và ấn tượng, ghi nhớ một nội dung nào đó khi họ thực sự thấu hiểu được nội dung đó. Và việc một chiến dịch có thông điệp ngắn gọn, rõ ràng sẽ dễ dàng viral hơn gấp nhiều lần.

Chọn kênh phân phối đúng đắn 

Hiện nay, khi mạng xã hội lên ngôi, có vô cùng nhiều các kênh truyền thông để bạn mang chiến dịch của mình đến với mọi người. Tuy nhiên, tùy thuộc vào mục tiêu của chiến dịch hãy nghiên cứu và lựa chọn một kênh tối ưu nhất để hiệu quả của chiến dịch được gia tăng nhất có thể.

Đảm bảo nội dung có thể dễ dàng được chia sẻ 

Theo đánh giá, khách hàng thường sẽ có hành vi tiêu thụ và lan tỏa những nội dung mà họ không gặp bất kỳ khó khăn nào khi chia sẻ đến người khác. Vì thế, người làm chiến dịch Viral Marketing cũng cần phải thật chú ý đến vấn đề này.

7 bước tạo nên chiến dịch Viral Marketing thành công
7 bước tạo nên chiến dịch Viral Marketing thành công

Sử dụng #hashtag tạo hiệu ứng lan truyền

Hashtag từ lâu đã không còn xa lạ đối với tất cả mọi người, đây là một công cụ hữu ích giúp cho nội dung được truyền bá rộng rãi hơn trên các trang mạng xã hội vô cùng phổ biến hiện nay như: Tiktok, Facebook, Youtube, Twitter, Instagram.

Tác động vào cảm xúc con người

Và điều cuối cùng cũng có thể nói là quan trọng nhất để một chiến dịch Viral Marketing được thành công đó chính là: Cảm xúc.

Dù là tác động vào nhận thức về bản thân, xã hội, khơi gợi sự thấu cảm, tác động vào lòng trắc ẩn, hay đơn giản chỉ là khiến khán giả phải cười phá lên khi được xem quảng cảo của bạn thì tựu chung đó chính là việc bạn đang tác động vào cảm xúc của con người.

Khi làm Viral Marketing hãy nghĩ đến những phản ứng của khán giả khi xem chiến dịch của bạn và tại sao bạn mong muốn nó được trở nên thật Viral, cuối cùng mới đến những hành động tiếp theo mà bạn mong muốn khán giả sẽ làm với sản phẩm của bạn.

Nghĩ đến phản ứng của khán giả khi làm Viral Marketing
Nghĩ đến phản ứng của khán giả khi làm Viral Marketing

Mối quan hệ giữa Viral Marketing và SEO

Viral Marketing là một chiến dịch được cho là có tác động rất lớn đối với SEO. Bởi đối với SEO một trong các yếu tố chính để thành công đó chính là backlink và khi Viral Marketing thành công sẽ tạo ra một lượng backlink vô cùng lớn, chất lượng và miễn phí dành cho Website. Những lượt click dẫn đến Website thông qua chiến dịch Viral Marketing sẽ giúp gia tăng lượt truy cập, hỗ trợ SEO lên top nhanh trên Google và gia tăng độ uy tín cho Website.

Ngược lại SEO cũng sẽ có sự hỗ trợ khá tốt đối với Viral Marketing. SEO sẽ giúp cho người dùng có thể tiếp cận nhanh chóng chiến dịch Viral Marketing thông qua những công cụ tìm kiếm. Và nếu như nội dung của bạn xây dựng mang đến cảm xúc cho khán giả, thì chắc chắn sẽ thúc đẩy được họ chia sẻ đến với nhiều người hơn.

Vì thế, việc phối hợp giữa SEO và Viral Marketing là điều vô cùng cần thiết để giúp chiến dịch được lan tỏa nhiều hơn mà vẫn thúc đẩy được quá trình bán hàng một cách nhanh chóng.

Viral Marketing hoạt động trên nền tảng nào?
Viral Marketing hoạt động trên nền tảng nào?

Các nền tảng mà chiến dịch Viral Marketing hoạt động 

Hiện nay, khi có rất nhiều người dành thời gian để lướt mạng xã hội, các nền tảng kỹ thuật số cũng nhanh chóng trở thành công cụ thích hợp để mở rộng và phát triển chiến dịch Viral Marketing và thông thường các chiến dịch này sẽ được chú trọng triển khai theo dạng Video. Và một số các nền tảng Viral Marketing thường xuyên hoạt động như:

Tik Tok: Là nền tảng đang được ưa chuộng bậc nhất hiện nay, các dạng video thông thường là video dạng ngắn. Hầu hết các người dùng nền tảng này thường sẽ xem nhanh , vì thế để thành công trên nền tảng này video chỉ nên từ 1 - 3 phút và 3s đầu cần phải tạo được ấn tượng mạnh mẽ.

Facebook, Instagram: Hai nền tàng này hiện nay đang xuất hiện mục Reels dành cho người xem. Bạn có thể tận dụng đăng lại những clip có độ dài khoảng 1:30s trên nền tảng này.

Youtube: Là nền tảng video chuyên sâu, vì thế tất cả các video của kênh này cần phải có sự trau chuốt, chỉn chu hơn. Và đặc biệt Viral Marketing trên nền tảng này cũng cạnh tranh vô cùng khốc liệt bởi để được Youtube đề xuất thì các video cần phải mang đến giá trị nhất định đối với người xem.

Lời kết

Viral Marketing là một chiến dịch vô cùng phù hợp để lan tỏa thông điệp và xây dựng thương hiệu cá nhân. Tuy nhiên, ở bất cứ một chiến dịch Marketing nào vẫn sẽ có mặt trái của nó. Vì thế, khi triển khai nhất định phải cân nhắc kỹ lưỡng về nội dung trước khi công khai và chia sẻ nó đến với tất cả mọi người. Và hy vọng bài viết này sẽ giúp cho bạn dễ dàng hơn khi thực hiện chiến dịch Viral Marketing.


Influencer Marketing là gì?

Influencer Marketing là gì? Tổng hợp kiến thức từ A - Z

Thế giới hiện nay luôn thay đổi một cách nhanh chóng và Marketing lại càng biến động vô cùng nhiều. Những hình thức Marketing truyền thống đang dần nhường chỗ cho các hình thức mới và hiệu quả hơn. Và một trong số đó chính là Influencer Marketing. Vậy Influencer Marketing là gì? Làm thế nào doanh nghiệp triển khai chiến dịch Influencer Marketing thật hiệu quả? Cùng Di Brother khám phá ngay trong bài viết dưới đây.

Influencer Marketing là gì?
Influencer Marketing là gì?

Influencer Marketing là gì?

Influencer Marketing được biết đến là một hình thức tiếp thị bằng việc dùng những người có sức ảnh hưởng để mang thông điệp của doanh nghiệp truyền tải đến các đối tượng mục tiêu. Thay vì sử dụng hình thức quảng cáo trực tiếp, việc sử dụng hình thức Influencer Marketing chính là bạn trả tiền cho người ảnh hưởng để họ lan tỏa thông điệp của doanh nghiệp thông qua các kênh mạng xã hội của họ.

Dù là một doanh nghiệp lớn hay nhỏ thì việc sử dụng và khai thác sức mạnh của một Influencer Marketing là việc nên làm. Những người này không chỉ giúp cho doanh nghiệp gia tăng độ tin cậy mà còn nhanh chóng tiếp cận được đến khách hàng tiềm năng. Đặc biệt, đối với những sản phẩm, nhãn hiệu mới vừa ra mắt thị trường Influencer Marketing thì việc lựa chọn hình thức Influencer Marketing sẽ giúp doanh nghiệp đạt hiệu quả nhanh chóng hơn trong quá trình tiếp cận và gây sự chú ý với khách hàng.

Hiện nay, người tiêu dùng ngày càng có xu hướng đặt niềm tin vào bên thứ ba, có thể là người tiêu dùng khác, người thân hay những người họ cảm thấy tin tưởng, quan tâm. Vì thế, Influencer Marketing ngày càng lên ngôi.

Tầm quan trọng của Influencer Marketing đối với thương hiệu

Tạo dựng dấu ấn cho thương hiệu

Đối với doanh nghiệp, việc tận dụng hình thức Influencer Marketing sẽ giúp cho doanh nghiệp tạo được dấu ấn và gia tăng mức độ nhận diện thương hiệu trong tâm trí người tiêu dùng.

Đặc biệt, nhờ sự ảnh hưởng của các Influencer, thương hiệu cũng nhanh chóng truyền tải được thông điệp của mình đến với khách hàng mục tiêu một cách hiệu quả, giúp người tiêu dùng tiếp cận và hiểu hơn về doanh nghiệp.

 Gia tăng độ tin tưởng thương hiệu đối với khách hàng

Mặc dù các nội dung được chia sẻ bởi những Influencer đều sẽ gắn liền cùng với thương hiệu, tuy nhiên vẫn sẽ có một phần giá trị chính của Influencer. Bởi các đối tượng mục tiêu của doanh nghiệp phải tin tưởng vào những Influencer thì mới theo dõi và yêu thích. Điều này sẽ tạo ra sợi dây liên kết giữa thương hiệu và người tiêu dùng.

Do đó, việc các thương hiệu gửi gắm giá trị của doanh nghiệp cùng với Influencer chắc chắn sẽ xây dựng được sự tin tưởng đến từ phía người tiêu dùng đối với Influencer và doanh nghiệp.

Tăng doanh số bán hàng và mở rộng tệp khách hàng tiềm năng

Hầu hết những chiến dịch marketing được đưa ra đều hướng đến mục đích cuối cùng là tăng doanh thu cho doanh nghiệp. Và việc kết hợp với Influencer đã giúp cho doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận được đối tượng khách hàng lớn hơn, từ đó doanh số bán hàng cũng sẽ tăng nhanh trong thời gian dài.

Đặc biệt khi doanh nghiệp kết hợp cùng người ảnh hưởng trong chiến lược tiếp thị liên kết, thì tiềm năng gia tăng doanh số sẽ vô cùng cao, bởi Influencer sẽ tạo ra sự tương tác sâu hơn đến đối tượng theo dõi của họ.

Influencer Marketing gúp mở rộng tệp khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp
Influencer Marketing gúp mở rộng tệp khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp

Influencer được phân loại như thế nào?

Hiểu rõ khái niệm Influencer Marketing là gì sẽ giúp chúng ta dễ dàng hơn trong việc phân loại Influencer. Và tùy thuộc vào độ nổi tiếng cũng như mức độ tương tác Influencer có thể được chia thành ba nhóm chính như sau:

VIPs/Celebrities (Người nổi tiếng/Người của công chúng): Họ đều là những người nổi tiếng, lượt tương tác trên mạng xã hội rất cao và thường xuyên thu hút sự chú ý từ truyền thông, công chúng như ca sĩ, diễn viên, người mẫu, vận động viên, MC ... Nhóm người này có mức độ nhận biết phổ biến nhất. Tuy nhiên, doanh nghiệp khi lựa chọn các đối tượng này để hiệu quả cần phải  đánh giá mức độ liên quan dựa trên nhiều yếu tố như thương hiệu cá nhân, đối tượng fan, các chủ đề quan tâm và nội dung đăng tải.

Professional Influencers (Người có chuyên môn cao và sức ảnh hưởng trong ngành): Tuy ít hơn các  Celebrities tuy nhiên Professional Influencers cũng được cho là có độ phủ tương đối cao. Và đặc biệt đối với ngành hàng liên quan họ lại có mức độ tương tác cao nhất, đó chính là những chuyên gia được tin tưởng trong lĩnh vực của mình.

Citizen Influencers (Những người có trên 5000 bạn bè và người theo dõi): Đây là những người tiêu dùng thường đánh giá về sản phẩm, chia sẻ về ngành hàng hoặc kinh nghiệm, thu hút sự chú ý đáng kể. Mặc dù độ phủ của họ chỉ ở mức thấp nhất trong các nhóm, tuy nhiên, họ vẫn có mức độ tương tác và liên quan tương đối cao.

Xem thêm: KOL là gì? 

Các Loại Hình Influencer Marketing Phổ Biến nhất hiện nay

Để tiếp cận được đến khách hàng mục tiêu, doanh nghiệp có thể sử dụng nhiều loại hình Influencer Marketing khác nhau và tận dụng tầm ảnh hưởng của họ để ghi dấu ấn trong tâm trí khách hàng. Và dưới đây là một số loại hình  Influencer Marketing phổ biến nhất:

Nội dung tài trợ (Sponsored content): Thông qua các bài viết, hình ảnh hoặc video trên các nền tảng mạng xã hội, doanh nghiệp sẽ trả tiền cho Influencer để quảng cáo các sản phẩm hoặc dịch vụ của họ.

Đánh giá (Reviews): Influencer sẽ sử dụng, trải nghiệm các dịch vụ của doanh nghiệp, sau đó đưa ra nhận xét, đánh giá dựa trên quan điểm của mình. Hình thức này sẽ bao gồm hình thức nhận phần trăm hoa hồng từ doanh số từ hình thức tiếp thị liên kết hoặc nhận sản phẩm làm quà tặng.

Các cuộc thi và phần thưởng (Competitions and giveaways): Đối với hình thức này  thương hiệu sẽ trực tiếp hợp tác với Influencer để tổ chức sự kiện tặng quà, cuộc thi, từ đó tạo sự quan tâm và tương tác đến từ khán giả.

Hợp tác sản phẩm và nội dung (Product and content collaborations): Influencer kết hợp cùng doanh nghiệp tạo ra nội dung hoặc sản phẩm chung, có thể xây dựng bài viết, video hợp tác hoặc là phát triển sản phẩm riêng.

Đại sứ thương hiệu (Brand Ambassadors): Influencer hợp tác với thương hiệu để trở thành người đại diện cho thương hiệu và quảng cáo cho sản phẩm hoặc dịch vụ. Có thể là đại sứ thương hiệu dài hạn (Long-term ambassadors) hoặc tạm thời  (“Takeovers” on your platforms).

Các loại hình Influencer Marketing phổ biến
Các loại hình Influencer Marketing phổ biến

6 bước triển khai chiến dịch Influencer Marketing chuyên nghiệp, hiệu quả

Influencer Marketing hiện nay đang ngày càng trở nên phổ biến, và được nhiều người biết đến, tuy nhiên để triển khai được một chiến dịch Influencer Marketing sao cho hiệu quả thì không phải ai cũng có thể làm được. Vì thế, dưới đây là 6 bước triển khai chiến dịch Influencer Marketing hiệu quả và chuyên nghiệp dành cho bạn.

Bước 1: Xác định mục tiêu chiến dịch

Đối với việc xây dựng một chiến lược tiếp thị kết hợp cùng người có sức ảnh hưởng trên mạng xã hội, điều đầu tiên bạn cần phải xác định được mục tiêu của mình. Dưới đây là một số gợi ý về mục tiêu cho chiến dịch tiếp thị:

  • Mở rộng thêm số lượng người theo dõi trên các trang mạng xã hội
  • Tăng cường nhận thức của khách hàng về thương hiệu
  • Thúc đẩy khách hàng tiềm năng và doanh số bán hàng
  • Tăng lưu lượng truy cập vào website doanh nghiệp
  • Quảng bá sản phẩm/dịch vụ mới của doanh nghiệp
  • Nâng cao mức độ uy tín của thương hiệu trên các nền tảng trực tiếp.

Mỗi một mục tiêu trên đều sẽ có cách tiếp cận khác nhau, vì thế cho nên bạn cần phải xác định được mục tiêu thật rõ ràng sau đó mới  tìm kiếm những Influencer phù hợp nhất.

Bước 2: Định hình chân dung Influencer

Sau khi đã xác định được mục tiêu, bạn sẽ dựa vào đó để quyết định hợp tác với người có sức ảnh hưởng lớn hay nhỏ, người nổi tiếng nào, họ đang có sức ảnh hưởng trong lĩnh vực nào, các đối tượng người theo dõi của họ có nằm trong tệp khách hàng mục tiêu của thương hiệu của doanh nghiệp không, phong cách của các Influencer có phù hợp với thương hiệu không…

Đồng thời, những Marketer cũng cần phải xác định được loại nội dung sao cho phù hợp hoặc kế hoạch để lồng ghép các nội dung khác nhau nhằm thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng thông qua Influencer.

Định hình chân dung Influencer
Định hình chân dung Influencer

Bước 3: Nghiên cứu về Influencer bằng việc tận dụng  công cụ kỹ thuật số

Thế giới hiện đại ngày nay, những công cụ kỹ thuật số đang dần thay thế cho những quy trình được làm thủ công như trước đây, giúp doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian trong quá trình tìm hiểu về phạm vi tác động cũng như hiệu suất của các Influencer. Vì thế đừng quên tận dụng các nền tảng này để giúp quá trình tìm kiếm được nhanh chóng và chính xác nhất nhé!

Bước 4: Lựa chọn Influencer phù hợp với thương hiệu

Sau khi đã lựa chọn được danh sách các Influencer phù hợp cho chiến dịch, bạn cần phải tiến hành so sánh, phân tích sau đó lựa chọn ra Influencer thích hợp nhất. Để thực hiệu điều này một cách thật hiệu quả thì quá trình so sánh Influencer hiện tại với hồ sơ mà bạn đã phác thảo trước đó là vô cùng cần thiết.

Influencer đáp ứng được tốt nhất tất cả các yêu cầu quan trọng của doanh nghiệp sẽ là lựa chọn tốt nhất. Vì thế, nếu bạn vẫn cảm thấy chưa thật sự hài lòng với các ứng viên, thì đừng ngần ngại tìm kiếm thêm để có lựa chọn tối ưu và tốt nhất cho doanh nghiệp của mình.

Bước 5: Thảo luận, trao đổi về thông điệp của chiến dịch

Tiếp theo, hãy trao đổi, thảo luận để truyền tải thông điệp của chiến dịch đến với người ảnh hưởng mà doanh nghiệp lựa chọn để hợp tác, để họ có cái nhìn tổng quan nhất cũng như hiểu hơn về ý tưởng và mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Và có một số điểm lưu ý dành cho doanh nghiệp trong bước này như:

  • Xây dựng lịch trình đối với từng giai đoạn trong chiến dịch
  • Cần phải đảm bảo lựa chọn định dạng nội dung sao cho phù hợp
  • Mạng xã hội cũng là một yếu tố cần phải quan tâm
  • Đặc biệt phải tối ưu được ngân sách và có tính toán các chi phí cần thiết thật cẩn thận.

Bước 6: Theo dõi và đánh giá hiệu quả chiến dịch

Cuối cùng, bạn cần phải theo dõi thật kỹ càng kết quả của chiến dịch, nếu chưa đạt với kỳ vọng của doanh nghiệp cần phải thực hiện điều chỉnh sao cho phù hợp nhất. Một cách đơn giản nhất là đánh giá hiệu suất của từng người ảnh hưởng và xác định được chỉ số hiệu suất (KPIs).

Nếu như bạn cảm thấy không hài lòng với kết quả, hãy nhanh chóng cải thiện nội dung của chiến dịch tiếp thị của mình thông qua Influencer.

Tóm lại, dù mục tiêu của chiến lược Influencer Marketing là củng cố lòng tin của khách hàng, gia tăng nhận thức thương hiệu hay tạo ra lượng khách hàng tiềm năng mới thì mục đích cuối cùng vẫn là tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp.

Theo dõi và đánh giá hiệu quả chiến dịch Influencer Marketing
Theo dõi và đánh giá hiệu quả chiến dịch Influencer Marketing

Chọn Influencer Marketing Phù Hợp với Mục Tiêu Doanh Nghiệp

Với doanh nghiệp, để lựa chọn Influencer Marketing phù hợp cần phải dựa trên các mục tiêu của doanh nghiệp, cụ thể như

Awareness (độ nhận diện thương hiệu): Đối với mục tiêu này, Celebrities sẽ chính là lựa chọn phù hợp nhất để doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận được đến đông đảo công chúng, nhất là những thời điểm giới thiệu sản phẩm mới ra thị trường.

Interest (mức độ quan tâm): Professional Influencers sẽ là những người có thể tư vấn chi tiết về sản phẩm và xây dựng được niềm tin trong lòng khách hàng. Citizen Influencers cũng là một lựa chọn phù hợp giúp doanh nghiệp thu hút đối tượng tương tự họ, tạo ra những thảo luận sôi nổi trên các nhóm cộng đồng và diễn đàn.

Purchase Intention (ý định mua hàng): Influencer cần phải là người có sự tương đồng và liên kết được với thương hiệu, từ đó giúp cho người tiêu dùng dễ dàng nhận thấy được sản phẩm này đáp ứng tối đa nhu cầu của họ.

Lời kết

Ngày nay, Influencer Marketing không còn bó hẹp trong một khuôn khổ hay bất kỳ nền tảng cố định nào mà đang được lan tỏa rộng rãi và ngày càng chứng minh được sức ảnh hưởng vô cùng to lớn đối với cộng đồng. Vì thế nếu muốn doanh nghiệp có thể phát triển bền vững và hiệu quả, không chỉ cần có kiến thức nền tảng về Marketing mà còn phải có tư thật nhạy bén, sâu sắc trong việc tiếp cận và vận dụng từng hình thức marketing vào bối cảnh thực tế.


Truyền thông là gì?

Truyền thông là gì? Tất tần tật những thông tin cần biết về truyền thông

Truyền thông là gì? Trong thời đại 4.0 như hiện nay, dòng chảy thông tin vô tận đang dần phủ sóng khắp mọi nơi. Mỗi giây, mỗi phút trôi qua hàng triệu những hình ảnh, thông điệp hay chia sẻ được lan tỏa đến hàng tỷ người. Và giữa biển thông tin đó, ngành truyền thông chính là  kim chỉ nam điều hướng, dẫn dắt để ta hiểu rõ hơn về bản chất hay những tác động của thông tin. Hãy cùng Di Brother đi tìm câu trả lời cho câu hỏi “Truyền thông là gì?” ngay trong bài viết dưới đây.

Truyền thông là gì?
Truyền thông là gì?

Truyền thông là gì?

Truyền thông là gì? Truyền thông là quá trình truyền tải tin tức, thông tin, ý kiến… giữa hai hay nhiều người với nhau nhằm kết nối, giao tiếp để gia tăng nhận thực. Truyền thông thường được thực hiện thông qua nhiều công cụ khác nhau bao gồm truyền thông xã hội, truyền thông đại chúng hay truyền thông trực tuyến. Đây được biết đến là một trong số những công cụ đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp  trong việc quảng bá sản phẩm/dịch vụ, xây dựng hình ảnh thương hiệu, tạo dựng sự tin tưởng đối với khách hàng, đối tác.

Ngoài ra, truyền thông còn giữ vai trò rất quan trọng để lan tỏa những thông tin về vấn đề xã hội, chính trị, thông tin về các sự kiện… để mọi người có được các thông tin cần thiết trước khi đưa ra quyết định và có hành động phù hợp.

Mục đích của truyền thông chính là truyền tải ý tưởng, thông tin hay giá trị từ một hoặc một nhóm người đến một người hoặc nhóm người khác. Truyền thông có thể được thể hiện qua nhiều kênh bao gồm bài viết, lời nói, âm thanh, video, hình ảnh…

Ngoài ra, truyền thông sẽ có nhiều chức năng khác nhau như:

  • Chức năng giao tiếp
  • Chức năng giải trí
  • Chức năng truyền tải thông tin
  • Chức năng thúc đẩy quảng cáo và tiếp thị
  • Chức năng giáo dục
  • Chức năng kết nối và tạo cộng đồng

Những yếu tố cơ bản trong quá trình truyền thông là gì?

Sau khi hiểu được khái niệm truyền thông là gì? Hãy cùng tìm hiểu 9 yếu tố cơ bản trong quá trình truyền thông bao gồm:

Người gửi (Sender): Người tạo ra thông tin, chia sẻ thông tin đến người khác, được gọi là chủ thể phát ra thông điệp.

Người nhận (Receiver): Là người tiếp nhận, xử lý các thông điệp từ người gửi, được gọi là chủ thể tiếp nhận thông điệp.

Mã hóa (Encoding): Là quá trình những thông điệp, ý tưởng được chuyển đổi thành ký hiệu, thông điệp hoặc ngôn ngữ để có thể truyền tải được.

Giải mã (Decoding): Quá trình người nhận thông điệp hiểu thông điệp thông qua ký hiệu, biểu tượng hay ngôn ngữ mà người gửi đã mã hóa.

Nhiễu (Noise): Những tác nhân gây ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình thông điệp được truyền tải, gây mất ý hoặc sai lệch nghĩa của thông điệp.

Thông điệp (Message): Chính là những nội dung mà người gửi truyền tải đến người nhận thông qua các ký hiệu, ngôn ngữ, âm thanh, biểu tượng hay hình ảnh.

Phương tiện truyền thông (Channel): Các công cụ, kênh được sử dụng để truyền tải thông điệp đi như truyền hình, báo chí, internet, radio, mạng xã hội…

Đáp ứng (Response): Gồm những ý kiến, hành động và phản ứng của người nhận sau khi đã hiểu và tiếp nhận thông điệp.

Phản hồi (Feedback): Là những thông tin được người nhận phản hồi lại cho người gửi sau khi đã hiểu và tiếp nhận thông điệp. Những phản hồi sẽ giúp người gửi đánh giá được mức độ thành công của thông điệp.

Yếu tố cơ bản trong quá trình truyền thông
Yếu tố cơ bản trong quá trình truyền thông

Truyền thông đóng vai trò gì đối với doanh nghiệp?

Truyền thông đối với thời đại mạng xã hội phát triển mạnh mẽ như hiện nay đóng vai trò vô cùng quan trọng, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp. Sau đây là những vai trò của truyền thông đối với doanh nghiệp:

Định hướng khách hàng: Thông qua các hoạt động chia sẻ, truyền tải, quảng bá doanh nghiệp đã có thể dễ dàng xây dựng được lòng tin về thương hiệu đối với khách hàng.

Mang thương hiệu đến gần hơn với khách hàng tiềm năng: Thông qua hàng loạt các kênh truyền thông đại chúng, các thông điệp, hình ảnh của doanh nghiệp sẽ nhanh chóng đến gần hơn với đông đảo công chúng. Đặc biệt, trong thời đại công nghệ 4.0, chúng có thể dễ dàng chia sẻ, lan tỏa mạnh mẽ trên mạng Internet, mạng xã hội với tốc độ vô cùng nhanh chóng.

Hoạt động tương tác đa chiều: Doanh nghiệp dễ dàng nhận biết những thông tin phản hồi nhanh chóng từ công chúng (đối tác, khách hàng, nhân viên…) để phát huy hết những thông tin tích cực hay điều chỉnh sửa đổi những thông tin mang tính nhiễu.

Vai trò của truyền thông đối với doanh nghiệp
Vai trò của truyền thông đối với doanh nghiệp

Đối tượng của truyền thông là gì?

Đối tượng truyền thông là gì? Dưới đây là một số đối tượng được xác định trong ngành truyền thông hiện nay:

Khách hàng mục tiêu/ Đối tượng mục tiêu: Đây chính là những nhóm người mà tổ chức hay doanh nghiệp mong muốn tiếp cận để có thể quảng bá dịch vụ, sản phẩm của họ. Đối tượng này thường được xác định dựa trên nhiều yếu tố như giới tính, độ tuổi, thu nhập, sở thích…

Khán giả chung/ Công chúng: Là những đối tượng lớn, đa dạng, gồm những người trên truyền hình, mạng xã hội, báo chí, radio… Khán giả chung thường sẽ được định hình theo phong cách phổ quát và không phân loại chi tiết.

Cộng đồng cụ thể: Là những nhóm người có sở thích hay đặc điểm chung như những người yêu âm nhạc, yêu thể thao hay cộng đồng yêu môi trường…

Khách hàng hiện tại: Đây chính là những người đã từng sử dụng dịch vụ, mua sản phẩm của doanh nghiệp hay tổ chức. Việc truyền thông đến đối tượng này có thể nhằm mục đích gia tăng mối quan hệ đồng thời tăng cường doanh số và sự hài lòng của khách hàng.

Cộng tác viên và đối tác: Cộng tác viên hay đối tác cũng có thể là những đối tượng truyền thông, đặc biệt là khi cần tương tác, thông báo hay hợp tác với họ trong một chiến dịch hoặc dự án cụ thể.

Đối tượng của truyền thông là gì?
Đối tượng của truyền thông là gì?

7 phương tiện truyền thông phổ biến nhất hiện nay

Sau khi đã hiểu được truyền thông là gì, tiếp sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về những phương tiện truyền thông thông dụng nhất hiện nay, bao gồm:

Livestream

Livestream hiện nay đang là phương tiện truyền thông phủ sóng khắp tất cả mọi nơi, đặc biệt trên các nền tảng xã hội như Tiktok, Facebook, Youtube… Livestream cho phép người dùng có thể truyền tải trực tiếp thông điệp bằng video hay âm thanh đến với đám đông một cách nhanh chóng. Điều này sẽ tạo ra cơ hội lớn để có thể tương tác, trao đổi với khán giả từ việc phản ứng những câu hỏi và ý kiến của họ.

Social Media

Mạng xã hội một phần quan trọng không thể thiếu đối với cuộc sống ngày nay. Những nền tảng như Tiktok, Facebook, Instagram, Twitter… cho phép người dùng được đăng tải hình ảnh, nội dung, thông tin, video… và có sự tương tác với nhau qua những bình luận và tin nhắn.

Social media mang đến cơ hội để xây dựng thương hiệu, tạo mối quan hệ mới và truyền tải thông điệp nhanh chóng đến nhiều người.

Blog

Blog từ lâu đã trở thành một phương tiện truyền thông cho việc chia sẻ những ý kiến, kiến thức và trải nghiệm cá nhân. Những blogger sẽ tạo ra nội dung từ hình ảnh, bài viết, video nhằm truyền tải thông điệp của họ đến với độc giả. Blog chính là nền tảng giúp người dùng linh hoạt trong việc tương tác với đám đông hay sáng tạo.

Điện thoại

Điện thoại là một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày đồng thời cũng là một phương tiện truyền thông hiệu quả. Thông qua đó, người dùng dễ dàng truy cập vào Internet, thực hiện cuộc gọi, tin nhắn, nhận và gửi email…

Xem thêm: Cách làm chiến dịch Mobile Marketing hợp xu hướng

Báo chí

Báo chí cũng là một kênh đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp và phản ánh những thông tin, sự kiện trên toàn thế giới. Dù thời đại hiện nay có rất nhiều hình thức trực tuyến, tuy nhiên báo chí vẫn giữ vững được mức độ uy tín và tầm quan trọng để cung cấp đến người đọc thông tin chuẩn xác và sâu sắc nhất.

Diễn đàn

Diễn là là nơi để tất cả mọi người được tự do trao đổi, thảo luận về thông tin của các chủ đề từ giải trí, công nghệ cho đến chính trị. Tất cả các diễn đàn từ cộng đồng hay chuyên ngành đều sẽ có cấu trúc khá đa dạng, điều này cho phép tạo ra không gian để người dùng hỏi, chia sẻ ý kiến, câu trả lời và kết nối với những người dùng khác có cùng quan điểm, sở thích.

Truyền hình

Mặc dù hiện nay truyền thông kỹ thuật số đang dần phủ sóng khắp nơi, song truyền hình vẫn giữ vững được tầm quan trọng. Nhiều kênh truyền hình có chủ đề đa dạng như giải trí, tin tức hay thể thao vẫn đang thu hút được hàng triệu người xem mỗi ngày. Ngoài ra, các dịch vụ như Disney+, Netflix… cũng dần trở thành một phần quan trọng của người tiêu dùng hiện nay.

Phương tiện truyền thông là gì
Phương tiện truyền thông là gì

9 bước lập kế hoạch truyền thông nhanh chóng, hiệu quả

Ngoài việc phải hiểu được những khái niệm cơ bản của truyền thông là gì, thì để đảm bảo thông điệp được truyền tải hiệu quả, giúp đạt mục tiêu của doanh nghiệp, bạn cũng cần phải biết được những bước thiết lập kế hoạch truyền thông sao cho hiệu quả nhất. Và dưới đây sẽ là câu trả lời dành cho bạn:

Bước 1: Xác định mục tiêu

Đầu tiên, cần xác định rõ ràng chiến lược truyền thông của bạn với mục tiêu gì. Mục tiêu đó có thể là tăng doanh số, tăng nhận diện thương hiệu, nâng cao nhận thức về dịch vụ/sản phẩm hay cải thiện hình ảnh, độ uy tín của doanh nghiệp.

Bước 2: Xác định đối tượng khách hàng

Đối tượng khách hàng mà doanh nghiệp đang muốn tiếp cận là như thế nào? Cần phải nắm bắt được toàn bộ thông tin của họ bao gồm: Tuổi tác, giới tính, sở thích, địa lý, hành vi, công việc… và những yếu tố khác có thể sẽ ảnh hưởng đến cách họ nhận thông điệp.

Bước 3: Tiến hành nghiên cứu thị trường

Để hiểu rõ hơn về ngành nghề của doanh nghiệp, xác định lợi thế cạnh tranh hay những xu hướng của người tiêu dùng hiện nay cần phải tiến hành nghiên cứu thị trường. Thông qua việc này, doanh nghiệp sẽ dễ dàng hơn trong việc tạo ra các chiến lược truyền thông sao cho phù hợp với thị trường.

Bước 4: Lựa chọn kênh truyền thông phù hợp

Có rất nhiều kênh truyền thông phổ biến hiện nay, tuy nhiên để tiết kiệm chi phí và tăng độ hiệu quả truyền thông doanh nghiệp cần xác định được kênh truyền thông phù hợp dựa trên đối tượng khách hàng và những mục tiêu doanh nghiệp hướng đến như: Truyền thông xã hội, báo chí, email, radio, đài truyền hình…

Bước 5: Xác định thông điệp truyền thông

Một bước quan trọng nhất để chiến lược truyền thông được thành công đó chính là xác định thông điệp truyền thông hay, rõ ràng và có sức hút. Mỗi thông điệp được đưa ra cần phản ánh được giá trị cốt lõi của sản phẩm/dịch vụ hay thương hiệu của bạn.

Bước 6: Lập kế hoạch về nội dung

Mỗi kênh truyền thông sẽ có một cách truyền tải nội dung khác nhau, vì thế cần phải có kế hoạch nội dung phù hợp cho từng kênh mà bạn lựa chọn. Bạn có thể linh hoạt sử dụng nội dung hình ảnh, video, infographic, bài viết hay nhiều hơn thế để thu hút đối tượng mục tiêu.

Bước 7: Xây dựng lịch trình cụ thể

Một điểm quan trọng không thể thiếu của một kế hoạch truyền thông đó chính là tạo ra lịch trình chi tiết cho hoạt động truyền thông. Bao gồm các yếu tố như nội dung, thời gian triển khai, ngân sách, kênh truyền thông…

Bước 8: Thực hiện và đánh giá

Sau khi đã hoàn thiện lịch trình chi tiết, bạn cần tiến hành thực hiện chiến lược truyền thông và theo dõi, đánh giá hiệu suất chiến dịch. Những chỉ số hiệu suất, tương tác của khách hàng, tỷ lệ chuyển đổi và nhận thức về thương hiệu cần phải được theo dõi và đánh giá liên tục để hiệu chỉnh chiến lược khi cần thiết.

Bước 9: Tối ưu hóa chiến lược

Dựa trên những dữ liệu thu thập được hay  phải hồi của đối tượng mục tiêu, bạn sẽ tối ưu hóa chiến lược truyền thông của mình nhằm cải thiện hiệu suất và đạt được hiệu quả như mong muốn.

Các bước lập kế hoạch truyền thông hiệu quả
Các bước lập kế hoạch truyền thông hiệu quả

Một số câu hỏi thường gặp về truyền thông

Ngoài câu hỏi truyền thông là gì? Trong quá trình truyền thông bạn cũng sẽ gặp phải một số những vấn đề như sau:

Sản phẩm truyền thông là gì?

Sản phẩm truyền thông được định nghĩa là kết quả cuối cùng trong quá trình truyền thông, gồm bài viết, hình ảnh, podcast, video… Sản phẩm truyền thông được tạo ra với nhiều mục đích khác nhau như giáo dục, quảng cáo, thông tin, giải trí…

Cơ quan truyền thông là gì?

Cơ quan truyền thông là một nhóm người hay tổ chức chịu trách nhiệm cho việc phân phối, tạo ra nội dung truyền thông. Cơ quan truyền thông có thể là đài truyền hình, tờ báo, công ty hay những người làm việc trong lĩnh vực truyền thông.

Học ngành gì để có thể làm nghề truyền thông?

Để có thể làm việc trong lĩnh vực truyền thông, bạn có thể lựa chọn các ngành như: Báo chí, truyền thông đại chúng, quan hệ công chúng, quảng cáo, truyền thông kỹ thuật số. Những ngành này sẽ mang đến những kiến thức cùng kỹ năng cần thiết nhất để bạn có thể thành công trong lĩnh vực truyền thông.

Yêu cầu cần có của một người khi làm truyền thông là gì?

Truyền thông là một ngành vô cùng hấp dẫn hiện nay do mức thu nhập cao và cơ hội thăng tiến rộng mở. Tuy nhiên, với mức độ cạnh tranh vô cùng cao thì để đứng vững trong ngành này bạn cần phải có những kỹ năng sau:

  • Kiến thức: Người làm truyền thông cần phải vững kiến thức chuyên ngành, hiểu rõ về các nguyên tắc hay phương pháp truyền thông và xu hướng, thách thức trong ngành.
  • Kinh nghiệm: Người làm truyền thông bắt buộc phải có kinh nghiệm lập kế hoạch, thực thi các chiến dịch và xử lý những vấn đề phát sinh trong quá trình truyền thông
  • Kỹ năng: Cuối cùng người làm truyền thông phải vững các kỹ năng như: Viết lách, giao tiếp, quản lý thời gian, phân tích… Đồng thời họ cũng cần phải sáng tạo và linh hoạt để có thể xử lý với những thách thức hay ứng phó với sự thay đổi liên tục của ngành.

Lời kết

Truyền thông đang dần khẳng định được tầm quan trọng trong cuộc sống hiện nay và chắc chắn sẽ còn phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong tương lai. Vì thế, hy vọng rằng thông qua bài viết bạn đã hiểu rõ hơn về truyền thông là gì? và có cái nhìn tổng quan hơn về truyền thông trong xã hội ngày nay.


KOL cần biết xây dựng content chất lượng

KOL là gì? Cách trở thành KOL chuyên nghiệp có thu nhập khủng

KOL là gì? là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm đến khi hiện nay dù lướt bất cứ nền tảng mạng xã hội nào cũng đều  thấy tràn ngập hình ảnh của họ. Sự xuất hiện của họ như một làn gió mới giúp cho những chiến dịch quảng cáo của doanh nghiệp thay đổi tích cực hơn. Thay vì những phương thức marketing cũ, nhiều doanh nghiệp đã dần thay đổi cách nhìn và lựa chọn KOL để hợp tác với mong muốn mang về hiệu quả cao cho các chiến dịch quảng cáo.

Vậy KOL là gì? Làm thế nào để trở thành một KOL chuyên nghiệp và có thu nhập khủng? Cùng Di Brother tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây.

KOL là gì?
KOL là gì?

KOL là gì?

KOL là gì? KOL là từ viết tắt của Key Opinion Leader, là thuật ngữ chỉ những “người có sức ảnh hưởng” hay “người dẫn dắt dư luận”. Họ là những người có kiến thức chuyên sâu, am hiểu tường tận về một lĩnh vực nào đó và được rất nhiều người theo dõi trên mạng xã hội. KOL có thể là ca sĩ, diễn viên, MC, đầu bếp…

KOL thường sẽ được các doanh nghiệp tìm đến để quảng bá dịch vụ/sản phẩm của họ, nhằm xây dựng thương hiệu, tăng độ nhận diện hoặc nâng cao mức độ uy tín trong mắt khách hàng. Các hoạt động của một KOL có thể bao gồm đăng ảnh, viết blog, đăng video trên các kênh truyền thông, tham gia các sự kiện. Ngày nay với sự phát triển vùng nổ của mạng xã hội, KOL lại càng trở nên phổ biến và hoạt động sôi nổi hơn.

Phân loại các nhóm KOL phổ biến hiện nay
Phân loại các nhóm KOL phổ biến hiện nay

Phân loại các nhóm KOL phổ biến hiện nay

Vậy các nhóm KOL phổ biến hiện nay là gì? Tùy theo tính mức độ hưởng đến cộng đồng, các KOL sẽ được chia thành 3 nhóm chính:

Nhóm Celeb (Celebrities, VIP,..)

Đây là nhóm KOL có sức ảnh hưởng mạnh mẽ và rộng rãi nhất đến một ngành nghề, nhóm tuổi hay lĩnh vực nào đó. Họ không chỉ là những người nổi tiếng đóng vai trò là gương mặt đại diện cho một thương hiệu, nhãn hàng, mà còn có sự tác động sâu sắc tới lối sống, văn hóa hay cả định hướng của một thế hệ.

Hầu hết các KOL thuộc nhóm này thường sẽ là người mẫu, ca sĩ, diễn viên… có mức độ ảnh hưởng rộng trên mạng xã hội. Tuy nhiên, để các thương hiệu có thể hợp tác với nhóm KOL Celeb họ cần phải bỏ ra chi phí khá cao do độ nổi tiếng và tính chất đặc biệt của họ.

Influencers

Influencers so với nhóm Celeb có phạm vi ảnh hưởng hẹp hơn, nhóm này thường sẽ hoạt động sôi nổi trên phương diện mạng xã hội, có ảnh hưởng lớn về một lĩnh vực nhất định, điển hình như các Tiktoker, Youtuber… Họ tác động đến cộng đồng thông qua việc chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức hay những định hướng trong lĩnh vực chuyên môn của mình.

Những KOL thuộc nhóm Influencers sẽ có một lượng người quan tâm khá lớn trên những nền tảng mạng xã hội. Chia sẻ, đánh giá của họ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng. Vì thế các thương hiệu cũng thường hợp tác với nhóm này để tăng cường sự nhận thức về dịch vụ/sản phẩm và tạo sự chú ý với khách hàng tiềm năng.

Mass seeder

Cuối cùng là KOL thuộc nhóm Mass seeder, đây là nhóm KOL có sức ảnh hưởng đến tệp khách nhỏ lẻ. Họ sẽ tạo ra sự chú ý thông qua những nội dung tích cực, hấp dẫn trên nền tảng mạng xã hội như: Chưa sẻ các nội dung từ những Celeb, Influencers hoặc viết bài đánh giá khách quan về sản phẩm hay dịch vụ nào đó.

Tìm hiểu về thu nhập của KOL
Tìm hiểu về thu nhập của KOL

Thu nhập của KOL ra sao?

Nếu bạn đã hiểu khái niệm KOL là gì, vậy nghề KOL sẽ có thu nhập bao nhiêu? Thông thường mỗi KOL sẽ không cố định mức thu nhập, tùy thuộc vào mức độ ảnh hưởng, sự nổi tiếng mà thu nhập của mỗi KOL cũng sẽ khác nhau. Tuy nhiên, tại Việt Nam thu nhập mỗi tháng của KOL có thể dao động trong mức từ vài chục đến vài trăm triệu.

Có thể nói rằng, KOL hiện nay đang nhận được sự quan tâm của rất nhiều người bởi mức thu nhập vô cùng đáng ngưỡng mộ và không hề kém cạnh so với vị trí C - Level trong các công ty.

Có thể nói rằng, KOL thường nhận được sự quan tâm từ nhiều người bởi vì mức thu nhập đáng ghen tị. Mức thu nhập của họ không kém cạnh vị trí C – level trong các công ty.

Những lợi ích của doanh nghiệp khi làm việc chung với KOL là gì?

Trong Marketing, KOL có vai trò vô cùng quan trọng là cầu nối giữa sản phẩm của doanh nghiệp và người tiêu dùng. Vậy những lợi ích khi doanh nghiệp hợp tác với KOL là gì? Cùng tìm hiểu ngay nhé!

Hỗ trợ SEO cho doanh nghiệp

Thông thường các khách hàng nếu muốn mua sản phẩm hay dịch vụ thường sẽ ưu tiên tham khảo thông tin về sản phẩm, link bài viết mà KOL chia sẻ. Vì thế, những bài giới thiệu dịch vụ/ sản phẩm này sẽ có cơ hội nhận về nhiều lượt click, lượt đọc hơn. Từ đó giúp cho thứ hạng từ khóa của sản phẩm được tăng lên.

Tiếp cận nhanh chóng đến khách hàng tiềm năng

KOL là những người có am hiểu sâu sắc về một lĩnh vực nhất định, vì thế những sản phẩm hay dịch vụ nào đó phù hợp với lĩnh vực của họ thường sẽ nhận được nhiều sự quan tâm của người xem nếu như sản phẩm/dịch vụ đó được KOL giới thiệu. Với cách này, doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận được đến đối tượng khách hàng mục tiêu mà mình mong muốn.

Tăng độ phủ và mức nhận diện thương hiệu

Thương hiệu có độ uy tín cao, được khách hàng tin tưởng trên thị trường luôn là điều mà tất cả các doanh nghiệp đều hướng tới. Vì thế, điều quan trọng nhất đối với một nhãn hàng đó chính là tăng độ nhận diện thương hiệu và với độ nhận diện sẵn có từ các KOL, thương hiệu của doanh nghiệp cũng sẽ được biết đến nhiều hơn khi các KOL giới thiệu sản phẩm/ dịch vụ của mình.

Tăng doanh số cho doanh nghiệp

Và khi nhãn hàng đã được khách hàng biết đến với độ uy tín, sản phẩm chất lượng thì hiển nhiên khả năng tiêu thụ cũng sẽ cao hơn. Không chỉ giúp gia tăng mức độ uy tín cho sản phẩm/dịch vụ mà KOL còn giúp thương hiệu đi vào tâm trí khách hàng dễ hơn. Đặc biệt là những khách hàng có sự lựa chọn khắt khe đối với sản phẩm/ dịch vụ.

KOL giúp tăng doanh số cho doanh nghiệp
KOL giúp tăng doanh số cho doanh nghiệp

Những nguyên tắc cần biết khi lựa chọn KOL là gì?

Với sự phát triển bùng nổ của nghề KOL, hiện nay các nhãn hàng cũng có nhiều sự lựa chọn hơn. Tuy nhiên để chọn được KOL phù hợp với ngành nghề có thể giúp tăng nhận diện thương hiệu hay doanh số bán hàng vẫn là một bài toán khó.

Vậy những nguyên tắc vàng doanh nghiệp cần biết khi lựa chọn KOL là gì? Dưới đây là câu trả lời dành cho bạn.

  • KOL nhất định phải phù hợp với sản phẩm/ dịch vụ cần quảng bá: Lựa chọn các KOL có kiến thức phù hợp với sản phẩm hay dịch vụ của công ty, bởi họ sẽ dùng sự am hiểu tường tận, kiến thức chuyên môn và những trải nghiệm của mình về sản phẩm/ dịch vụ để gia tăng mức độ thuyết phục khách hàng.
  • Người hâm mộ của KOL phải thuộc nhóm khách hàng mục tiêu doanh nghiệp hướng đến: Người hâm mộ của KOL sẽ luôn ủng hộ, theo dõi liên tục trạng thái hay những chia sẻ của KOL trên mạng xã hội. Vì thế, việc tiếp cận sản phẩm/ dịch vụ cũng trở nên dễ dàng hơn nếu như khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp đang hướng đến nằm trong những người hâm mộ của KOL.
  • Nên chọn các KOL được nhiều người yêu thích: Lựa chọn KOL có nhiều người yêu mến sẽ thúc đẩy độ nhận diện thương hiệu cho doanh nghiệp và gia tăng lượng khách hàng tiềm năng. Do đó, sản phẩm sẽ ngày càng lan tỏa rộng rãi đến nhiều người.
  • KOL có nguồn năng lượng tích cực: Nếu doanh nghiệp lựa chọn KOL luôn mang đến những nguồn năng lượng tích cực, thông tin đúng sự thật chắc chắn sẽ thu hút được lượng lớn khách hàng tin tưởng vào sản phẩm. Và nhờ đó sản phẩm/ dịch vụ được KOL chia sẻ hay trải nghiệm qua cũng được nhiều người sử dụng hơn.
Cách trở thành KOL chuyên nghiệp
Cách trở thành KOL chuyên nghiệp

Cách để trở thành KOL chuyên nghiệp có thu nhập khủng

Là một nghề vô cùng hot và có thu nhập khủng trong thời điểm hiện nay, vì thế có rất nhiều  người mong muốn trở thành một KOL. Nhưng những cách để trở thành KOL là gì? làm thế nào để trở thành một KOL chuyên nghiệp và thu nhập khủng?

Hiểu rõ đâu là thế mạnh của bản thân

Hiểu rõ thế mạnh của bản thân là điều vô cùng quan trọng trong việc phát triển về lâu dài. Chẳng hạn như bạn cần phải am hiểu chuyên sâu về một lĩnh vực nào đó, và tập trung vào rèn luyện, trau dồi thêm. Những nội dung chung chủ đề nhưng chuyên sâu và đa dạng nhiều mặt sẽ làm nổi bật thế mạnh của bạn và giúp người khác dễ nhớ hơn.

Xác định được nhóm đối tượng hướng đến

Tiếp theo, cần xác định rõ lĩnh vực bạn theo đuổi phù hợp với đối tượng nào, mức thu nhập bao nhiêu, độ tuổi ra sao… Có thể nói nhóm khán giả sẽ quyết định mức thu nhập của KOL. Biết đối tượng mục tiêu, KOL cũng dễ dàng xây dựng chiến lược phát triển của bản thân hơn.

Xây dựng content chất lượng, có sự đầu tư

Sau khi đã có đối tượng mục tiêu, tiếp theo cần dựa vào nhu cầu của nhóm đối tượng và nền tảng mạng xã hội để có thể xây dựng chiến lược truyền thông phù hợp. Nội dung kênh cần phải ngắn gọn, đầy đủ, chi tiết và sau khi được chia sẻ phải đảm bảo thỏa mãn được nhu cầu và mang lại lợi ích thiết thực cho khán giả.

KOL cần biết xây dựng content chất lượng
KOL cần biết xây dựng content chất lượng

Lắng nghe góp ý một cách tích cực

Khi trở thành người có sức ảnh hưởng, ngoài những người yêu thích, chắc chắn sẽ nhận được những ý kiến trái chiều. Lúc này bạn cần chọn lọc những ý kiến tích cực để cải thiện cho phù hợp, đồng thời xem ý kiến trái chiều là động lực để nỗ lực phát triển hơn mỗi ngày.

Liên tục sáng tạo nội dung mới mẻ

Khán giả thường sẽ yêu thích những điều mới lạ, vì thế, cho dù bạn chỉ có chuyên môn về một lĩnh vực thì vẫn cần đa dạng nội dung của mình. Điều này không chỉ gây được sự thích thú, thu hút nhiều người quan tâm mà còn giúp tư duy KOL phát triển hơn.

Không ngừng nâng cấp chuyên môn của mình

Hiện nay, tất cả các kiến thức luôn thay đổi từng ngày, vì thế KOL cần làm mới bản thân, trau dồi thêm kiến thức chuyên môn để mang đến cho khán giả những kiến thức hữu ích, lượng người theo dõi từ đó cũng tăng theo.

Mở rộng các mối quan hệ xung quanh

Là một KOL nhất định cần phải có khả năng giao tiếp tốt để gây thiện cảm với mọi người. Điều này sẽ giúp gắn kết bạn với người hâm mộ hơn, đồng thời mang đến nhiều cơ hội hợp tác với các KOL khác giúp hình ảnh trở nên tốt hơn đa dạng hơn. Và từ đó gia tăng thu nhập cũng như tăng thêm lượng người yêu thích.

KOL cần phải nâng cấp chuyên môn thường xuyên
KOL cần phải nâng cấp chuyên môn thường xuyên

Xem thêm: Tầm quan trọng của Influencer Marketing đối với thương hiệu.

Lời kết

Bài viết trên đây là một tổng hợp ngắn về công việc KOL là gì và các tiêu chuẩn để trở thành một KOL chuyên nghiệp mang về thu nhập khủng.

Trong thời điểm mạng xã hội đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của tất cả mọi người, nghề KOL chắc chắn sẽ có độ cạnh tranh vô cùng cao và khốc liệt. Để được“nổi bần bật” trong công việc này bạn cần phải không ngừng nỗ lực học hỏi, sáng tạo, cập nhật xu hướng và đặc biệt là nền tảng chuyên môn cùng sự tín nhiệm sẽ là cơ sở tốt nhất giúp KOL đứng vững trên thị trường.