Thế giới hiện nay luôn thay đổi một cách nhanh chóng và Marketing lại càng biến động vô cùng nhiều. Những hình thức Marketing truyền thống đang dần nhường chỗ cho các hình thức mới và hiệu quả hơn. Và một trong số đó chính là Influencer Marketing. Vậy Influencer Marketing là gì? Làm thế nào doanh nghiệp triển khai chiến dịch Influencer Marketing thật hiệu quả? Cùng Di Brother khám phá ngay trong bài viết dưới đây.

Influencer Marketing là gì?
Influencer Marketing là gì?

Influencer Marketing là gì?

Influencer Marketing được biết đến là một hình thức tiếp thị bằng việc dùng những người có sức ảnh hưởng để mang thông điệp của doanh nghiệp truyền tải đến các đối tượng mục tiêu. Thay vì sử dụng hình thức quảng cáo trực tiếp, việc sử dụng hình thức Influencer Marketing chính là bạn trả tiền cho người ảnh hưởng để họ lan tỏa thông điệp của doanh nghiệp thông qua các kênh mạng xã hội của họ.

Dù là một doanh nghiệp lớn hay nhỏ thì việc sử dụng và khai thác sức mạnh của một Influencer Marketing là việc nên làm. Những người này không chỉ giúp cho doanh nghiệp gia tăng độ tin cậy mà còn nhanh chóng tiếp cận được đến khách hàng tiềm năng. Đặc biệt, đối với những sản phẩm, nhãn hiệu mới vừa ra mắt thị trường Influencer Marketing thì việc lựa chọn hình thức Influencer Marketing sẽ giúp doanh nghiệp đạt hiệu quả nhanh chóng hơn trong quá trình tiếp cận và gây sự chú ý với khách hàng.

Hiện nay, người tiêu dùng ngày càng có xu hướng đặt niềm tin vào bên thứ ba, có thể là người tiêu dùng khác, người thân hay những người họ cảm thấy tin tưởng, quan tâm. Vì thế, Influencer Marketing ngày càng lên ngôi.

Tầm quan trọng của Influencer Marketing đối với thương hiệu

Tạo dựng dấu ấn cho thương hiệu

Đối với doanh nghiệp, việc tận dụng hình thức Influencer Marketing sẽ giúp cho doanh nghiệp tạo được dấu ấn và gia tăng mức độ nhận diện thương hiệu trong tâm trí người tiêu dùng.

Đặc biệt, nhờ sự ảnh hưởng của các Influencer, thương hiệu cũng nhanh chóng truyền tải được thông điệp của mình đến với khách hàng mục tiêu một cách hiệu quả, giúp người tiêu dùng tiếp cận và hiểu hơn về doanh nghiệp.

 Gia tăng độ tin tưởng thương hiệu đối với khách hàng

Mặc dù các nội dung được chia sẻ bởi những Influencer đều sẽ gắn liền cùng với thương hiệu, tuy nhiên vẫn sẽ có một phần giá trị chính của Influencer. Bởi các đối tượng mục tiêu của doanh nghiệp phải tin tưởng vào những Influencer thì mới theo dõi và yêu thích. Điều này sẽ tạo ra sợi dây liên kết giữa thương hiệu và người tiêu dùng.

Do đó, việc các thương hiệu gửi gắm giá trị của doanh nghiệp cùng với Influencer chắc chắn sẽ xây dựng được sự tin tưởng đến từ phía người tiêu dùng đối với Influencer và doanh nghiệp.

Tăng doanh số bán hàng và mở rộng tệp khách hàng tiềm năng

Hầu hết những chiến dịch marketing được đưa ra đều hướng đến mục đích cuối cùng là tăng doanh thu cho doanh nghiệp. Và việc kết hợp với Influencer đã giúp cho doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận được đối tượng khách hàng lớn hơn, từ đó doanh số bán hàng cũng sẽ tăng nhanh trong thời gian dài.

Đặc biệt khi doanh nghiệp kết hợp cùng người ảnh hưởng trong chiến lược tiếp thị liên kết, thì tiềm năng gia tăng doanh số sẽ vô cùng cao, bởi Influencer sẽ tạo ra sự tương tác sâu hơn đến đối tượng theo dõi của họ.

Influencer Marketing gúp mở rộng tệp khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp
Influencer Marketing gúp mở rộng tệp khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp

Influencer được phân loại như thế nào?

Hiểu rõ khái niệm Influencer Marketing là gì sẽ giúp chúng ta dễ dàng hơn trong việc phân loại Influencer. Và tùy thuộc vào độ nổi tiếng cũng như mức độ tương tác Influencer có thể được chia thành ba nhóm chính như sau:

VIPs/Celebrities (Người nổi tiếng/Người của công chúng): Họ đều là những người nổi tiếng, lượt tương tác trên mạng xã hội rất cao và thường xuyên thu hút sự chú ý từ truyền thông, công chúng như ca sĩ, diễn viên, người mẫu, vận động viên, MC … Nhóm người này có mức độ nhận biết phổ biến nhất. Tuy nhiên, doanh nghiệp khi lựa chọn các đối tượng này để hiệu quả cần phải  đánh giá mức độ liên quan dựa trên nhiều yếu tố như thương hiệu cá nhân, đối tượng fan, các chủ đề quan tâm và nội dung đăng tải.

Professional Influencers (Người có chuyên môn cao và sức ảnh hưởng trong ngành): Tuy ít hơn các  Celebrities tuy nhiên Professional Influencers cũng được cho là có độ phủ tương đối cao. Và đặc biệt đối với ngành hàng liên quan họ lại có mức độ tương tác cao nhất, đó chính là những chuyên gia được tin tưởng trong lĩnh vực của mình.

Citizen Influencers (Những người có trên 5000 bạn bè và người theo dõi): Đây là những người tiêu dùng thường đánh giá về sản phẩm, chia sẻ về ngành hàng hoặc kinh nghiệm, thu hút sự chú ý đáng kể. Mặc dù độ phủ của họ chỉ ở mức thấp nhất trong các nhóm, tuy nhiên, họ vẫn có mức độ tương tác và liên quan tương đối cao.

Xem thêm: KOL là gì? 

Các Loại Hình Influencer Marketing Phổ Biến nhất hiện nay

Để tiếp cận được đến khách hàng mục tiêu, doanh nghiệp có thể sử dụng nhiều loại hình Influencer Marketing khác nhau và tận dụng tầm ảnh hưởng của họ để ghi dấu ấn trong tâm trí khách hàng. Và dưới đây là một số loại hình  Influencer Marketing phổ biến nhất:

Nội dung tài trợ (Sponsored content): Thông qua các bài viết, hình ảnh hoặc video trên các nền tảng mạng xã hội, doanh nghiệp sẽ trả tiền cho Influencer để quảng cáo các sản phẩm hoặc dịch vụ của họ.

Đánh giá (Reviews): Influencer sẽ sử dụng, trải nghiệm các dịch vụ của doanh nghiệp, sau đó đưa ra nhận xét, đánh giá dựa trên quan điểm của mình. Hình thức này sẽ bao gồm hình thức nhận phần trăm hoa hồng từ doanh số từ hình thức tiếp thị liên kết hoặc nhận sản phẩm làm quà tặng.

Các cuộc thi và phần thưởng (Competitions and giveaways): Đối với hình thức này  thương hiệu sẽ trực tiếp hợp tác với Influencer để tổ chức sự kiện tặng quà, cuộc thi, từ đó tạo sự quan tâm và tương tác đến từ khán giả.

Hợp tác sản phẩm và nội dung (Product and content collaborations): Influencer kết hợp cùng doanh nghiệp tạo ra nội dung hoặc sản phẩm chung, có thể xây dựng bài viết, video hợp tác hoặc là phát triển sản phẩm riêng.

Đại sứ thương hiệu (Brand Ambassadors): Influencer hợp tác với thương hiệu để trở thành người đại diện cho thương hiệu và quảng cáo cho sản phẩm hoặc dịch vụ. Có thể là đại sứ thương hiệu dài hạn (Long-term ambassadors) hoặc tạm thời  (“Takeovers” on your platforms).

Các loại hình Influencer Marketing phổ biến
Các loại hình Influencer Marketing phổ biến

6 bước triển khai chiến dịch Influencer Marketing chuyên nghiệp, hiệu quả

Influencer Marketing hiện nay đang ngày càng trở nên phổ biến, và được nhiều người biết đến, tuy nhiên để triển khai được một chiến dịch Influencer Marketing sao cho hiệu quả thì không phải ai cũng có thể làm được. Vì thế, dưới đây là 6 bước triển khai chiến dịch Influencer Marketing hiệu quả và chuyên nghiệp dành cho bạn.

Bước 1: Xác định mục tiêu chiến dịch

Đối với việc xây dựng một chiến lược tiếp thị kết hợp cùng người có sức ảnh hưởng trên mạng xã hội, điều đầu tiên bạn cần phải xác định được mục tiêu của mình. Dưới đây là một số gợi ý về mục tiêu cho chiến dịch tiếp thị:

  • Mở rộng thêm số lượng người theo dõi trên các trang mạng xã hội
  • Tăng cường nhận thức của khách hàng về thương hiệu
  • Thúc đẩy khách hàng tiềm năng và doanh số bán hàng
  • Tăng lưu lượng truy cập vào website doanh nghiệp
  • Quảng bá sản phẩm/dịch vụ mới của doanh nghiệp
  • Nâng cao mức độ uy tín của thương hiệu trên các nền tảng trực tiếp.

Mỗi một mục tiêu trên đều sẽ có cách tiếp cận khác nhau, vì thế cho nên bạn cần phải xác định được mục tiêu thật rõ ràng sau đó mới  tìm kiếm những Influencer phù hợp nhất.

Bước 2: Định hình chân dung Influencer

Sau khi đã xác định được mục tiêu, bạn sẽ dựa vào đó để quyết định hợp tác với người có sức ảnh hưởng lớn hay nhỏ, người nổi tiếng nào, họ đang có sức ảnh hưởng trong lĩnh vực nào, các đối tượng người theo dõi của họ có nằm trong tệp khách hàng mục tiêu của thương hiệu của doanh nghiệp không, phong cách của các Influencer có phù hợp với thương hiệu không…

Đồng thời, những Marketer cũng cần phải xác định được loại nội dung sao cho phù hợp hoặc kế hoạch để lồng ghép các nội dung khác nhau nhằm thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng thông qua Influencer.

Định hình chân dung Influencer
Định hình chân dung Influencer

Bước 3: Nghiên cứu về Influencer bằng việc tận dụng  công cụ kỹ thuật số

Thế giới hiện đại ngày nay, những công cụ kỹ thuật số đang dần thay thế cho những quy trình được làm thủ công như trước đây, giúp doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian trong quá trình tìm hiểu về phạm vi tác động cũng như hiệu suất của các Influencer. Vì thế đừng quên tận dụng các nền tảng này để giúp quá trình tìm kiếm được nhanh chóng và chính xác nhất nhé!

Bước 4: Lựa chọn Influencer phù hợp với thương hiệu

Sau khi đã lựa chọn được danh sách các Influencer phù hợp cho chiến dịch, bạn cần phải tiến hành so sánh, phân tích sau đó lựa chọn ra Influencer thích hợp nhất. Để thực hiệu điều này một cách thật hiệu quả thì quá trình so sánh Influencer hiện tại với hồ sơ mà bạn đã phác thảo trước đó là vô cùng cần thiết.

Influencer đáp ứng được tốt nhất tất cả các yêu cầu quan trọng của doanh nghiệp sẽ là lựa chọn tốt nhất. Vì thế, nếu bạn vẫn cảm thấy chưa thật sự hài lòng với các ứng viên, thì đừng ngần ngại tìm kiếm thêm để có lựa chọn tối ưu và tốt nhất cho doanh nghiệp của mình.

Bước 5: Thảo luận, trao đổi về thông điệp của chiến dịch

Tiếp theo, hãy trao đổi, thảo luận để truyền tải thông điệp của chiến dịch đến với người ảnh hưởng mà doanh nghiệp lựa chọn để hợp tác, để họ có cái nhìn tổng quan nhất cũng như hiểu hơn về ý tưởng và mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Và có một số điểm lưu ý dành cho doanh nghiệp trong bước này như:

  • Xây dựng lịch trình đối với từng giai đoạn trong chiến dịch
  • Cần phải đảm bảo lựa chọn định dạng nội dung sao cho phù hợp
  • Mạng xã hội cũng là một yếu tố cần phải quan tâm
  • Đặc biệt phải tối ưu được ngân sách và có tính toán các chi phí cần thiết thật cẩn thận.

Bước 6: Theo dõi và đánh giá hiệu quả chiến dịch

Cuối cùng, bạn cần phải theo dõi thật kỹ càng kết quả của chiến dịch, nếu chưa đạt với kỳ vọng của doanh nghiệp cần phải thực hiện điều chỉnh sao cho phù hợp nhất. Một cách đơn giản nhất là đánh giá hiệu suất của từng người ảnh hưởng và xác định được chỉ số hiệu suất (KPIs).

Nếu như bạn cảm thấy không hài lòng với kết quả, hãy nhanh chóng cải thiện nội dung của chiến dịch tiếp thị của mình thông qua Influencer.

Tóm lại, dù mục tiêu của chiến lược Influencer Marketing là củng cố lòng tin của khách hàng, gia tăng nhận thức thương hiệu hay tạo ra lượng khách hàng tiềm năng mới thì mục đích cuối cùng vẫn là tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp.

Theo dõi và đánh giá hiệu quả chiến dịch Influencer Marketing
Theo dõi và đánh giá hiệu quả chiến dịch Influencer Marketing

Chọn Influencer Marketing Phù Hợp với Mục Tiêu Doanh Nghiệp

Với doanh nghiệp, để lựa chọn Influencer Marketing phù hợp cần phải dựa trên các mục tiêu của doanh nghiệp, cụ thể như

Awareness (độ nhận diện thương hiệu): Đối với mục tiêu này, Celebrities sẽ chính là lựa chọn phù hợp nhất để doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận được đến đông đảo công chúng, nhất là những thời điểm giới thiệu sản phẩm mới ra thị trường.

Interest (mức độ quan tâm): Professional Influencers sẽ là những người có thể tư vấn chi tiết về sản phẩm và xây dựng được niềm tin trong lòng khách hàng. Citizen Influencers cũng là một lựa chọn phù hợp giúp doanh nghiệp thu hút đối tượng tương tự họ, tạo ra những thảo luận sôi nổi trên các nhóm cộng đồng và diễn đàn.

Purchase Intention (ý định mua hàng): Influencer cần phải là người có sự tương đồng và liên kết được với thương hiệu, từ đó giúp cho người tiêu dùng dễ dàng nhận thấy được sản phẩm này đáp ứng tối đa nhu cầu của họ.

Lời kết

Ngày nay, Influencer Marketing không còn bó hẹp trong một khuôn khổ hay bất kỳ nền tảng cố định nào mà đang được lan tỏa rộng rãi và ngày càng chứng minh được sức ảnh hưởng vô cùng to lớn đối với cộng đồng. Vì thế nếu muốn doanh nghiệp có thể phát triển bền vững và hiệu quả, không chỉ cần có kiến thức nền tảng về Marketing mà còn phải có tư thật nhạy bén, sâu sắc trong việc tiếp cận và vận dụng từng hình thức marketing vào bối cảnh thực tế.