Trong thời đại công nghệ phát triển mạnh mẽ như hiện nay, các công ty dần chuyển mình từ mô hình truyền thống sang chuyển đổi số, các dữ liệu về khách hàng ngày càng tăng. Do đó để tận dụng nguồn dữ liệu này, vai trò của Marketing Analytics (phân tích dữ liệu Marketing) là vô cùng quan trọng.
Trong bài viết này, Di Brother sẽ cùng bạn đi sâu tìm hiểu về Marketing Analytics, bao gồm khái niệm cơ bản, các công cụ liên quan cũng như tầm quan trọng của việc Phân tích dữ liệu Marketing. Việc tận dụng nguồn dữ liệu để phân tích hợp lý sẽ là chìa khóa giúp doanh nghiệp phát triển hơn trên thị trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay.
Marketing Analytics Là Gì?
Marketing Analytics hay còn gọi là Phân tích dữ liệu Marketing/ Phân tích dữ liệu tiếp thị là việc thu thập và phân tích dữ liệu các chiến dịch tiếp thị. Marketing Analytics giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về các chỉ số của chiến dịch, từ đó biết được cách khắc phục và tối ưu hiệu quả hơn.
Ví dụ dễ hiểu về Marketing Analytics là, khi Marketer viết một bài blog mới trên website hoặc giám sát các chỉ số của chiến dịch tiếp thị qua Email (Email Marketing), việc phân tích các dữ liệu thu thập được như từ khóa chính, cấu trúc tiêu đề H1, H2,… hay lượt tiếp cận, tỉ lệ click, tỉ lệ ở Email,… giúp doanh nghiệp xác định được bài blog hay chiến dịch tiếp thị Email Marketing đó có thành công hay không, có cần tiếp tục hay dừng lại/điều chỉnh đoạn nào không.
Marketing Analytics thường bắt đầu bằng việc thu thập dữ liệu Marketing như:
- Lượt xem trang (Page View)
- Bounce Rate (tỷ lệ người dùng truy cập vào Website và rời khỏi mà không thực hiện hành động nào)
- Tỷ lệ chuyển đổi
- Tỷ lệ mở email, CTR
- Số lượng tương tác trên các kênh Social
04 Phương Pháp Thực Hiện Marketing Analytics
Sau khi thu thập được dữ liệu Marketing, cần xác định phương pháp phân tích dữ liệu hợp lý để tối ưu hóa các chỉ số trong chiến dịch marketing. Thông thường có 4 phương pháp Marketing Analytics, bao gồm:
- Phân tích mô tả (Descriptive Analytics): Doanh nghiệp sử dụng dữ liệu thô để trả lời câu hỏi “Điều gì đã xảy ra?” Thông qua việc phân tích các dữ liệu có sẵn, doanh nghiệp có thể xác định được bước đi tiếp theo của chiến dịch.
Ví dụ, khi Marketer có ngân sách tiếp thị hạn chế, doanh nghiệp cần sử dụng phương pháp phân tích mô tả để xem được chiến dịch nào hợp lý nhất, tối ưu chi phí nhất để tập trung ngân sách còn lại vào đúng chỗ.
- Phân tích chẩn đoán (Diagnostic Analytics): Sau khi thực hiện phân tích mô tả, Diagnostic Analysis trả lời cho câu hỏi “Tại sao nó xảy ra?” để xác định nguyên nhân tại sao các chỉ số chưa tốt, tỷ lệ chưa cao,…
- Phân tích dự đoán (Predictive Analytics): Trải qua phân tích mô tả và chuẩn đoán sẽ đến bước phân tích dự đoán. Ở giai đoạn này, bằng cách sử dụng dữ liệu từ chiến dịch trước để dự đoán hành vi của khách hàng trong chiến dịch này, từ đó doanh nghiệp sẽ trả lời được câu hỏi “Điều gì có thể xảy ra?”
- Phân tích đề xuất (Prescriptive Analysis): Dự đoán được hành vi trong tương lai của khách hàng sẽ đến bước Phân tích đề xuất, tạo ra sự tương tác tích cực và mạnh mẽ để nâng cao trải nghiệm khách hàng. Ở giai đoạn này, doanh nghiệp sẽ trả lời được câu hỏi “Cần làm gì tiếp theo?”
Ví dụ, website doanh nghiệp có bounce rate (tỷ lệ người dùng truy cập vào Website và rời khỏi mà không thực hiện hành động nào) của các bài viết blog là khá cao, điều đó cho thấy nội dung blog chưa thật sự phù hợp và đáp ứng nhu cầu của người dùng. Doanh nghiệp có thể thực hiện phương pháp trong Marketing Analytics để kiểm tra xu hướng từ khóa, phân tích từ khóa và lập kế hoạch cải thiện blog để phục vụ người dùng hiệu quả hơn.
Các Công Cụ Giúp Marketing Analytics Hiệu Quả
Marketing Analytics dựa vào việc sử dụng phần mềm để tổng hợp và tổ chức dữ liệu, do đó Marketer cần làm quen với các công cụ khác nhau để tối ưu chiến dịch tiếp thị.
- Google Analytics: Là nền tảng và là công cụ của Digital Marketing phổ biến nhất hiện nay. Google Analytics cho phép theo dõi và báo cáo lưu lượng truy cập của website, phân tích chi tiết hành vi, đo lường doanh số bán hàng và hiệu quả chuyển đổi.
- Hubspot: Là nền tảng cho phép đo lường hiệu suất của tất cả các chiến dịch tiếp thị, giúp doanh nghiệp xây dựng và duy trì mối quan hệ với khách hàng một cách hiệu quả.
- SEMRush: Công cụ này cho phép người dùng thực hiện các thao tác như: phân tích từ khóa, theo dõi và đo lường các chỉ số của bài viết trên website, phân tích website đối thủ,…
- Salesforce: Là công cụ phần mềm có tính năng cho phép doanh nghiệp theo dõi hành vi của khách hàng, biết được hiệu hiệu suất chiến dịch tiếp thị trên tất cả các kênh. Ngoài ra, Salesforce cũng cung cấp khả năng báo cáo và trực quan hóa dữ liệu.
4 Lợi Ích Của Marketing Analytics
Sử dụng dữ liệu để phân tích và đưa ra những quyết định để cải thiện hiệu quả chiến dịch, giúp doanh nghiệp vận hành có hệ thống hơn, loại bỏ được các hành động mang tính “đoán mò” mà không dựa trên con số, dữ liệu, báo cáo, từ đó doanh nghiệp cải thiện được doanh số bán hàng cao hơn nhờ đầu tư vào các hoạt động Marketing một cách hiệu quả.
Marketing Analytics có 04 lợi ích tiêu biểu bao gồm:
Có cái nhìn bao quát về tất cả hoạt động tiếp thị
Để thấy được bức tranh toàn cảnh trên tất cả nền tảng tiếp thị như: quảng cáo trên các kênh social, quảng cáo trên website, hiệu quả của chiến dịch email marketing,…Marketing Analytics giúp doanh nghiệp theo dõi các chỉ số, hiểu rõ cách thức vận hành và hoạt động để có cái nhìn bao quát, từ đó đưa ra các hướng giải quyết hiệu quả và tối ưu hơn.
Hiểu rõ hơn về khách hàng
Nhờ khả năng phân tích dữ liệu, Marketing Analytics trả lời được các câu hỏi về khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp như: họ là ai, họ thường làm việc gì, họ có sở thích và nhu cầu như thế nào, “nỗi đau” của nhóm người đó là gì?,… Marketing Analytics giúp doanh nghiệp hiểu hơn về khách hàng của mình, từ đó đưa ra những cải thiện nâng cao trải nghiệm tích cực, tăng sự kết nối với người dùng.
Khả năng so sánh dữ liệu
Marketing Analytics cho phép so sánh các dữ liệu khác nhau để đưa ra đánh giá hiệu quả của các chiến dịch Marketing. Việc so sánh này là “bước đệm” để doanh nghiệp thực hiện hoạt động tinh chỉnh, tối ưu các chỉ số và loại bỏ những chiến dịch không đạt hiệu quả.
Phân tích dữ liệu Marketing giúp doanh nghiệp hiểu rõ được cốt lõi vấn đề và giải quyết chúng một cách nhanh chóng và hiệu quả. Một chiến dịch tiếp thị có mục tiêu rõ ràng là chưa đủ, việc phân tích và đánh giá các chỉ số của chiến dịch giúp đảm bảo chiến dịch đang đi “đúng hướng”, đồng thời giúp doanh nghiệp tối ưu hóa được các chỉ số của chiến dịch quảng cáo.
Dự đoán xu hướng phát triển của chiến dịch tiếp thị trong tương lai
Việc so sánh và đối chiếu các dữ liệu trong Marketing Analytics từ quá khứ đến hiện tại là rất quan trọng để tìm ra hướng cải thiện và phát triển doanh nghiệp trong tương lai. Doanh nghiệp có thể dự đoán được sự phản ứng, mức độ tương tác của người dùng với các chiến dịch trong tương lai và đề xuất những thay đổi để cải thiện hiệu quả của chiến dịch.
Lời Kết
Marketing Analytics hay còn gọi là Phân tích dữ liệu Marketing là việc thu thập và phân tích dữ liệu cụ thể về Marketing. Marketing Analytics giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về các chỉ số của chiến dịch, từ đó biết được cách khắc phục và tối ưu hiệu quả của chiến dịch quảng cáo.
Trên đây là những chia sẻ của Di Brother về Marketing Analytics và sự quan trọng của nó đối với doanh nghiệp. Hi vọng qua bài viết này sẽ giúp doanh nghiệp có thêm thông tin, kiến thức về Marketing Analytics để quá trình vận hành được tối ưu và hiệu quả hơn.
Xin chào, mình là Founder & CEO của Di Brother, team mình cung cấp các giải pháp marketing cho các doanh nghiệp, cá nhân cần tối ưu hóa bộ phận Marketing. Khi sử dụng bất cứ dịch vụ nào, các bạn cũng đều được tư vấn kỹ lưỡng về chiến lược thương hiệu để có cái nhìn tổng quát về mục tiêu sẽ đạt được.
Bài viết liên quan