Hầu hết các thương hiệu lớn hiện nay thường thực hiện các chiến dịch marketing chạm đến cảm xúc người xem thông qua Storytelling, bằng cách truyền tải một câu chuyện hay một thông điệp liên quan đến thương hiệu chứ không quảng cáo trực tiếp sản phẩm. Qua hình thức kể chuyện này, khách hàng sẽ bị thu hút và luôn nhớ đến thương hiệu khi có nhu cầu về một sản phẩm.

Storytelling là gì?
Storytelling là nghệ thuật kể chuyện chạm đến cảm xúc của người xem

Storytelling là gì?

Storytelling (nghệ thuật kể chuyện) là hình thức tương tác, truyền đạt thông tin dễ dàng đi sâu vào tiềm thức bằng những từ ngữ, hình ảnh , video tạo ra những trải nghiệm mới trong trí tưởng tượng của người xem, nhằm mục đích truyền tải một thông điệp quảng cáo xoay quanh sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp và nâng cao nhận diện thương hiệu.

Con người luôn có xu hướng đồng cảm và kết nối với những chủ đề có liên quan cuộc sống của mình. Do đó, Storytelling là lối kể chuyện không giới hạn sự sáng tạo. Mỗi doanh nghiệp, mỗi thương hiệu sẽ có những câu chuyện kể khác nhau để tiếp cận đối tượng mục tiêu. Kỹ thuật trình bày thông điệp quảng cáo thông qua Storytelling phải được gói gọn trong một câu chuyện hấp dẫn và đưa ra giải pháp được gắn với hình ảnh sản phẩm, dịch vụ của thương hiệu.

Trong Marketing, Storytelling được xem là cầu nối cảm xúc giữa thương hiệu và khách hàng, giúp khách hàng nhận ra giá trị cốt lõi của doanh nghiệp. Từ đó, khách hàng sẽ có động lực để thực hiện những mong muốn đối với thương hiệu, doanh nghiệp.

Nguyên tắc GREAT khi xây dựng Storytelling marketing

Storytelling là phương thức truyền đạt thông tin hiệu quả để tạo nên thương hiệu vững mạnh. Nghệ thuật kể chuyện Storytelling marketing thành công phải được xây dựng dựa trên 5 nguyên tắc cơ bản: G-R-E-A-T (Glue, Reward, Emotion, Authentic, Target)

Storytelling thành công phải tuân thủ nguyên tắc GREAT
Storytelling thành công phải tuân thủ nguyên tắc GREAT

Glue (Kết nối)

Glue là nguyên tắc thể hiện sự kết nối giữa thông điệp marketing mang giá trị của thương hiệu với niềm tin của khách hàng. Các câu chuyện được kể phải sát với thực tế, phù hợp với quan điểm sống của khách hàng mục tiêu, gắn liền với những tiềm thức có sẵn trong tâm trí của họ. Xuyên suốt câu chuyện là nội dung truyền tải liên kết với người xem, khiến họ có niềm tin vào sản phẩm của thương hiệu.

Reward (phần thưởng)

Khi mua sản phẩm, dịch vụ của một nhãn hàng, một thương hiệu, điều người tiêu dùng quan tâm nhất là giá trị họ nhận được sau khi sử dụng. Do đó, hãy tạo một storytelling hấp dẫn với những phần thưởng xứng đáng, cho khách hàng biết những điều họ có thể đạt được cho riêng mình, cho gia đình họ như sự tiện nghi, đẳng cấp, niềm vui,… Những phần thưởng này sẽ tác động đến việc đưa ra quyết định sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.

Emotion (cảm xúc)

Những câu chuyện có tác động mạnh vào cảm xúc của con người như: nỗi đau, sự tức giận, điều bất ngờ, sự chân thành, hài hước, tình yêu, tình cảm gia đình… luôn là những câu chuyện được nhiều người chú ý.

Ở nguyên tắc này, câu chuyện phải được kể với nội dung chứa đầy cảm xúc. Storytelling đem lại cảm xúc mạnh mẽ khiến người xem bị cuốn hút và dễ dàng lan tỏa, thúc đẩy quyết định mua hàng của họ và giúp tăng trưởng thương hiệu.

Authentic (Chân thật)

Một storytelling hay là một câu chuyện được kể với tính chân thật cao, tạo được niềm tin ở khách hàng. Vốn dĩ, khách hàng vô cùng nhạy cảm, do đó đừng viết một câu chuyện phóng đại, xa rời thực tế.

Nội dung câu chuyện phải được xây dựng dựa trên những giá trị có thật của thương hiệu và những yếu tố thực tế liên quan đến chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Khách hàng sẵn sàng lựa chọn mua sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp khi câu chuyện được truyền tải có độ tin cậy, mang tính xác thực.

Target (mục tiêu)

Doanh nghiệp truyền tải thông điệp bằng chiến dịch storytelling thành công khi xác định được đúng đối tượng mục tiêu. Sau đó, lên các phương án tiếp cận, tìm hiểu và nghiên cứu kỹ về nhu cầu, mong muốn của họ. Một câu chuyện được xây dựng xoay quanh cuộc sống của đối tượng mục tiêu và nội dung thu hút sẽ đem lại hiệu quả cao.

Vai trò của Storytelling trong doanh nghiệp

Storytelling là hình thức kể chuyện có độ tin cậy và tính chân thực cao. Storytelling luôn được triển khai với nội dung chứa đựng những cảm xúc gây tác động mạnh đến tâm lý khách hàng, khiến họ cảm thấy được cảm thông và nhận ra hình ảnh của chính mình trong câu chuyện được kể.

Điều này giúp khách hàng nhớ đến hình ảnh của thương hiệu một cách sâu sắc hơn. Và khi có bất kỳ nhu cầu về sản phẩm, khách hàng sẽ nghĩ đến thương hiệu đầu tiên và tiến hành mua hàng của doanh nghiệp.

Storytelling truyền tải nội dung quảng cáo có tính chân thực và độ tin cậy cao
Storytelling truyền tải nội dung quảng cáo có tính chân thực và độ tin cậy cao

Ngoài ra, Storytelling còn mang lại những lợi ích trong doanh nghiệp như:

  • Storytelling giúp khơi gợi những ý tưởng sáng tạo và độc đáo cho người làm Content marketing. Nội dung câu chuyện sẽ giúp khách hàng hiểu rõ hơn về sứ mệnh, tầm nhìn của thương hiệu và những giá trị sản phẩm được thương hiệu mang đến cho họ.
  • Storytelling giúp doanh nghiệp thu hút sự đồng cảm của khách hàng một cách tự nhiên nhất. Từ đó, kết nối được khách hàng với sản phẩm của doanh nghiệp. Khi thương hiệu của doanh nghiệp trở nên gần gũi hơn với họ, tỷ lệ chuyển đổi sẽ cao hơn.
  • Storytelling giúp quảng bá thương hiệu bằng những thông điệp tinh tế khiến khách hàng dễ dàng đón nhận thông tin liên quan đến sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Nhờ đó, họ thoải mái đưa ra quyết định sử dụng sản phẩm.
  • Tạo ưu thế cạnh tranh trên thị trường. Từ các câu chuyện được kể, sự hiện diện của thương hiệu sẽ nổi bật hơn so với các đối thủ, là bàn đạp để doanh nghiệp dẫn đầu vị thế trên thị trường.
  • Storytelling là cách để doanh nghiệp giao tiếp hiệu quả với khách hàng, nắm bắt được phản ứng của họ thông qua những câu chuyện được kể. Khi câu chuyện đánh trúng tâm lý của người tiêu dùng, doanh nghiệp có thêm cơ hội triển khai thêm những chiến dịch quảng cáo phù hợp.

Các định dạng Storytelling phổ biến

Khi thực hiện marketing, Storytelling được phân loại thành 4 dạng: Digital Storytelling, Visual Storytelling, Brand Storytelling và Data Storytelling.

Các dạng storytelling phổ biến
Các dạng storytelling phổ biến

Digital Storytelling (kể chuyện có sự hỗ trợ của các nền tảng công nghệ)

Digital Storytelling là kể những câu chuyện thông qua video, hình ảnh, bài viết, phim tài liệu, xuất bản web dựa trên các nền tảng công nghệ hiện đại. Khi doanh nghiệp sử dụng hình thức quảng cáo trực tuyến, mọi người có thể chia sẻ những câu chuyện được nghe với nhau, giúp doanh nghiệp tiếp cận được nhiều khách hàng hơn.

Visual Storytelling (kể chuyện thông qua hình ảnh)

Visual Storytelling mang lại những trải nghiệm chân thực hơn về sản phẩm thông qua nội dung câu chuyện được kể và minh họa bởi những hình ảnh sống động, đầy màu sắc.

Những câu chuyện này tác động đến tất cả các giác quan của người xem, khiến họ chú ý lắng nghe và cảm nhận ý nghĩa của nó. Từ đó doanh nghiệp dễ dàng truyền tải thông điệp của thương hiệu và giữ chân khách hàng.

Brand Storytelling (kể chuyện về thương hiệu)

Brand Storytelling là kể câu chuyện xây dựng nội dung về thương hiệu. Câu chuyện này xoay quanh lịch sử hình thành, phát triển – xây dựng, sứ mệnh, tầm nhìn của doanh nghiệp và quá trình tạo nên sản phẩm, dịch vụ.

Brand Storytelling thành công khi nhận được sự đồng cảm của khách hàng và hiểu được giá trị thương hiệu mang lại cho họ.

Data Storytelling (kể chuyện thông qua số liệu)

Data Storytelling là kể câu chuyện thông qua những số liệu, thành tựu đạt được của doanh nghiệp. Phương pháp này đem lại cho khách hàng mục tiêu những thông tin quan trọng về kết quả hoạt động kinh doanh và những dự định trong tương lại của doanh nghiệp.

Data Storytelling kể về những con số thực tế đạt được của doanh nghiệp
Data Storytelling kể về những số liệu thực tế đạt được của doanh nghiệp

Cách tạo Storytelling ấn tượng, thu hút khách hàng

Để tạo Storytelling ấn tượng, thu hút khách hàng, người làm marketing cần thực hiện một số bước sau:

Xác định đối tượng làm nhân vật chính và khán giả thích hợp

Trước khi tạo Storytelling, cần xác định hai đối tượng là nhân vật chính và người xem. Trong đó, nhân vật chính là thương hiệu, sản phẩm hoặc người đại diện cho nhóm khách hàng mục tiêu. Người xem là đối tượng khán giả thích hợp sẽ lắng nghe câu chuyện của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp nên đặt mình vào vị trí của người xem để thấu hiểu họ. Khi đã hiểu rõ rõ các đặc điểm, tính cách, tâm lý, hành vi, mong muốn và nhu cầu của đối tượng mục tiêu, storytelling trở thành một câu chuyện có ý nghĩa và nhận được sự đồng cảm của khán giả.

Xác định thông điệp được truyền tải đến khách hàng của thương hiệu

Thông điệp được gửi gắm qua câu chuyện để truyền tải đến khách hàng mục tiêu có thể là câu chuyện về thương hiệu, câu chuyện về quá trình phát triển sản phẩm, câu chuyện truyền cảm hứng, hoặc câu chuyện về tình cảm gia đình…

Phác thảo cốt truyện

Phác thảo nội dung câu chuyện để có một cái nhìn tổng quan toàn cảnh, kết nối logic những khía cạnh đánh trúng tâm lý khách hàng. Cốt truyện cần có nơi câu chuyện được diễn ra, những sự việc đã xảy ra, những trải nghiệm và cảm xúc của nhân vật chính, kết thúc câu chuyện nên lồng ghép một cách tự nhiên những yếu tố có liên quan đến thương hiệu.

Doanh nghiệp nên nắm vững nội dung chính của câu chuyện, tránh viết dài dòng, lê thê. Cốt truyện ngắn gọn, súc tích, được đầu tư chỉn chu sẽ mau chóng chạm đến cảm xúc của khách hàng, đảm bảo khách hàng sẽ nhận ra được ẩn ý thông điệp được truyền tải.

Phác thảo nội dung cốt truyện của storytelling
Phác thảo nội dung cốt truyện của storytelling

Thêm dẫn chứng, ngôn ngữ của khách hàng mục tiêu

Thêm vào nội dung cốt truyện một số sự kiện thực tế đã từng xảy ra hoặc một số thông tin liên quan đến lịch sử mà mọi người đều biết đến để tăng tính thuyết phục.

Đồng thời, sử dụng ngôn ngữ kể chuyện phù hợp với đối tượng người xem. Chẳng hạn, nếu doanh nghiệp muốn giới thiệu sản phẩm đến đối tượng là trẻ em thì câu chuyện được kể phải dùng ngôn ngữ của những đứa trẻ, nếu nhắm đến đối tượng là khách hàng thượng lưu thì nên kể câu chuyện lịch sự, sang trọng.

Mang cảm xúc vào câu chuyện

Một Storytelling thành công là khơi gợi được cảm xúc của người xem, cảm xúc này có thể là sự tức giận, hạnh phúc, nỗi đau, buồn bực… Những câu chuyện chứa đựng cảm xúc sẽ dễ kết nối thương hiệu với người xem, mang lại hiệu ứng lan tỏa cao.

Đưa ra giải pháp cuối cùng, hoàn chỉnh storytelling

Để Storytelling có điểm nhấn ấn tượng, tiếp cận được nhiều khách hàng mục tiêu thì người làm marketing cần tinh chỉnh và chọn lọc lại nội dung vừa xây dựng để câu chuyện được mạch lạc, trôi chảy, có tính dẫn dắt khiến người xem dễ hiểu, dễ đồng cảm trong thời gian ngắn nhất.

Cuối cùng, lựa chọn kênh truyền thông phù hợp để thể hiện và truyền tải câu chuyện, giúp khách hàng nhận diện thương hiệu hiệu quả.

Hoàn chỉnh Storytelling với nội dung ngắn gọn, sáng tạo, chỉn chu
Hoàn chỉnh Storytelling với nội dung ngắn gọn, sáng tạo, chỉn chu

Lưu ý khi viết Storytelling

Storytelling diễn đạt câu chuyện với nội dung sáng tạo, chỉn chu và đa dạng về hình thức. Nhờ đó, thúc đẩy khách hàng thực hiện hành động mong muốn của mình đối với doanh nghiệp. Tuy nhiên, để Storytelling hấp dẫn, thu hút khách hàng cần lưu ý một số điều sau:

  • Xác định hành trình khách hàng (customer journey) để truyền tải nội dung phù hợp.
  • Không viết một câu chuyện dài với nội dung lan man, hoặc một câu chuyện ngắn với nội dung sơ sài.
  • Luôn thể hiện sự minh bạch đối với sản phẩm, dịch vụ và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Đặt tiêu đề Storytelling ngắn gọn, ấn tượng, kích thích trí tò mò của người xem.
  • Tận dụng sức mạnh của Multimedia (đa phương tiện) để truyền tải câu chuyện bằng nhiều cách khác nhau như: hình ảnh, ngôn ngữ, video, âm nhạc, hoạt hình… để tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng khác nhau.
  • Luôn khai thác, lồng ghép yếu tố cảm xúc trong storytelling, dẫn dắt người xem đến nội dung cao trào của câu chuyện khiến thông điệp in sâu trong tâm trí của khách hàng hơn.
  • Kiểm soát nội dung, cấu trúc câu chuyện. Một câu chuyện luôn cần có phần giới thiệu, phần xảy ra các vấn đề và phần giải quyết, tháo gỡ vấn đề.
  • Không kết thúc câu chuyện với những bài học răn đe, dạy dỗ. Nên gợi ý để người xem tự rút ra bài học cho bản thân mình.
  • Kết hợp với các thủ thuật marketing khác, kết nối khách hàng trên các kênh Online và Offline. Những câu chuyện xuất hiện trên tivi, banner quảng cáo, radio… tạo cơ hội nâng cao khả năng hiển thị và tiếp cận khách hàng, len lỏi vào cuộc sống hàng ngày và trở thành một phần không thể thiếu của đời sống khách hàng.

Lời kết

Với lối kể chuyện lôi cuốn, tự nhiên, Storytelling chạm đến cảm xúc khách hàng bằng những hình ảnh thật nhất của thương hiệu. Thông điệp được truyền tải qua storytelling có thể khơi gợi phản ứng và tác động tích cực đến đời sống của đối tượng mục tiêu. Từ đó, tạo dựng niềm tin và lòng trung thành của khách hàng, tăng hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp.