Xây dựng mô hình hoạch định chiến lược tiếp thị để phát triển sản phẩm, mở rộng thị trường đúng hướng là vô cùng quan trọng cho mỗi doanh nghiệp. Mô hình Ansoff được biết đến như là một công cụ giúp doanh nghiệp phân tích, lập kế hoạch, đánh giá rủi ro và xác định chiến lược tăng trưởng hiệu quả.
Mô hình Ansoff là gì?
Khái niệm Mô hình Ansoff
Mô hình Ansoff được viết bởi nhà toán học người Mỹ gốc Nga H.Igor Asoff vào năm 1957, tập trung vào hai khía cạnh cụ thể: phát triển sản phẩm và phát triển thị trường.
Mô hình Ansoff là công cụ dùng để phân tích quy mô thay đổi trong chiến lược và thị trường sản phẩm của doanh nghiệp. Những phân tích thông qua mô hình Ansoff giúp doanh nghiệp nhìn ra được những cơ hội và nguy cơ ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp. Từ đó, đưa ra quyết định lựa chọn chiến dịch phát triển sản phẩm và thị trường phù hợp với khả năng và mục tiêu của doanh nghiệp.
Thành phần của mô hình Ansoff
Mô hình Ansoff cho phép doanh nghiệp phát triển cùng lúc bốn chiến lược tăng trưởng khi kết hợp sản phẩm mới hiện có và thị trường hiện tại.
Thâm nhập thị trường (Market Penetration): doanh nghiệp bán nhiều sản phẩm hiện tại vào thị trường và nhóm khách hàng có sẵn để tăng trưởng thị phần.
Phát triển thị trường (Market Development): sử dụng các sản phẩm hiện có để tham gia vào thị trường mới hoặc hướng đến nhóm đối tượng khách hàng mới bằng cách phát huy thế mạnh của sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Phát triển sản phẩm (Product Development): doanh nghiệp phát triển nâng cấp sản phẩm hiện tại hoặc tạo ra một sản phẩm mới chất lượng hơn để đưa vào thị trường sẵn có.
Đa dạng hóa (Diversification): doanh nghiệp phát triển sản phẩm mới để thâm nhập vào thị trường mới.
Doanh nghiệp ứng dụng mô hình Ansoff trong marketing như thế nào?
Để đánh giá, phân tích các chiến lược marketing thì mô hình Ansoff là một công cụ phân tích hữu ích để thiết lập các mục tiêu cụ thể cần đạt được để tăng doanh thu cho doanh nghiệp. Mô hình Ansoff giúp các doanh nghiệp xem xét các kênh trực tuyến có thể giúp đạt mục tiêu tiếp thị và tiếp cận thị trường mới với sản phẩm mới bằng cách sử dụng sáng tạo các kênh trực tuyến này.
Về cơ bản, mô hình Ansoff được sử dụng như là một công cụ tiếp thị liên kết với chiến lược marketing để kiểm tra các sản phẩm và thị trường hiện có của doanh nghiệp. Từ đó, doanh nghiệp sẽ biết được đâu là sản phẩm cần được tạo ra và sẽ thâm nhập vào thị trường như thế nào.
Bốn chiến lược trong mô hình Ansoff có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Doanh nghiệp trước khi ứng dụng mô hình Ansoff cần có ít nhất một sản phẩm có thể đáp ứng được nhu cầu của một nhóm khách hàng mục tiêu, nắm chắc số liệu về nguồn lực doanh nghiệp, ngân sách. cơ sở hạ tầng và tiềm năng thị trường.
Chiến lược thâm nhập thị trường (Market Penetration Strategy)
Chiến lược thâm nhập thị trường có liên quan đến các kênh tiếp thị được sử dụng để tăng doanh số bán hàng của một sản phẩm trong thị trường hiện tại. Giai đoạn này, doanh nghiệp cần phải tìm hiểu nhiều cách thức để tăng giá trị vòng đời sản phẩm và cải thiện lòng trung thành của khách hàng, nâng cao giá trị của khách hàng.
Đây là một chiến lược kinh doanh tập trung vào việc tăng thị phần của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh. Số liệu được thể hiện rõ qua các sản phẩm được tiêu thụ của doanh nghiệp trên toàn thị trường hiện tại. Chiến lược thâm nhập thị trường không liên quan đến việc phát triển các sản phẩm hay thị trường mới nên mang lại ít rủi ro cho doanh nghiệp.
Chiến lược thâm nhập thị trường cùa mô hình Ansoff được thực hiện bằng cách:
- Doanh nghiệp tập trung cải tiến sản phẩm và dịch vụ sẵn có để giữ chân khách hàng cũ và thu hút khách hàng mới.
- Tăng cường đội ngũ nhân viên hỗ trợ khách hàng, cải thiện dịch vụ khách hàng để làm hài lòng khách hàng. Dịch vụ khách hàng tốt sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được nhiều chi phí marketing trong việc tìm kiếm khách hàng mới. Bởi khách hàng cũ sẽ luôn quay lại mua sản phẩm, dịch vụ và giới thiệu thêm khách hàng tiềm năng.
- Tập trung vào xây dựng chiến lược marketing mới như: quảng bá sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp thông qua các kênh quảng cáo trực tuyến. Thực hiện các chương trình giảm giá, khuyến mãi nhằm mục đích thu hút khách hàng tiềm năng và duy trì khách hàng hiện tại.
- Sử dụng kênh phân phối truyền thống kết hợp kênh phân phối trực tuyến: các trang mạng xã hội, trang thương mại điện tử… để mở rộng quy mô tiếp cận khách hàng tiềm năng, thúc đẩy doanh số bán hàng.
- Mua lại đối thủ cạnh tranh trên thị trường.
Chiến lược phát triển thị trường (Market Development Strategy)
Khi doanh nghiệp đã phân phối ổn định trên thị trường một hoặc một số sản phẩm, muốn lên kế hoạch để phân phối, tiêu thụ chúng trong một thị trường mới.
Chiến lược phát triển thị trường là cách tốt nhất giúp doanh nghiệp tiếp cận, thu hút khách hàng mới cho các sản phẩm, dịch vụ hiện tại bằng cách phát huy tất cả thế mạnh của doanh nghiệp. Một số doanh nghiệp áp dụng marketing tập trung để phát triển thị trường, nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Chiến lược này được thực hiện bằng các cách:
- Giới thiệu, phân phối sản phẩm dịch vụ đến một phân khúc khách hàng khác hoặc nhân khẩu học mục tiêu.
- Mở rộng thị trường nội địa.
- Mở rộng thị trường quốc tế.
Chiến lược phát triển thị trường đem lại rủi ro ở mức vừa phải cho doanh nghiệp vì ở thị trường mới, nhu cầu và hành vi của khách hàng mục tiêu đối với sản phẩm,dịch vụ có thể khác so với thị trường hiện tại.
Đối với mô hình Ansoff, để đảm bảo thành công cho chiến lược phát triển sản phẩm và giảm thiểu rủi ro, doanh nghiệp cần lưu ý một số điều sau:
- Nghiên cứu kỹ về thị trường mới và nhu cầu của khách hàng tiềm năng. Khi giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp tới vùng lãnh thổ khác, quốc gia khác, hoặc đối tượng khách hàng với nhân khẩu học khác, cần nghiên cứu kỹ về địa hình, khí hậu, văn hóa, phong tục tập quán…của người địa phương.
- Nghiên cứu kỹ đối thủ cạnh tranh để đưa ra chiến lược marketing phù hợp để đưa sản phẩm tiếp cận người tiêu dùng nhanh nhất.
- Đánh giá chính xác nguồn lực tài chính, nhân lực, đối tác của doanh nghiệp trước khi tiến hành chinh phục thị trường mới. Với điều kiện nguồn lực doanh nghiệp yếu, tài chính ko đủ thì không nên thực hiện chiến lược này.
- Lên kế hoạch chi tiết cho từng giai đoạn của chiến lược sau khi nghiên cứu kỹ thị trường, hành vi khách hàng, đối thủ cạnh tranh và xác định nguồn lực doanh nghiệp. Nên thử nghiệm theo dõi phản ứng của khách hàng đối với sản phẩm, dịch vụ để điều chỉnh phù hợp trước khi tấn công ồ ạt.
- Đánh giá kết quả thực hiện của chiến lược để giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí hoạt động kinh doanh. Thường xuyên cải tiến sản phẩm để phù hợp với thị trường và nhu cầu biến động của khách hàng. Đảm bảo tỷ lệ thành công cao nhất cho chiến lược.
Chiến lược phát triển sản phẩm (Product Development Strategy)
Chiến lược phát triển sản phẩm giúp doanh nghiệp hoàn thiện sản phẩm hiện tại và biến thể của sản phẩm hiện tại tốt hơn để phân phối trong thị trường sẵn có.
Chiến lược này được thực hiện bằng một số cách:
- Nâng cấp sản phẩm hiện tại.
- Tái thiết kế sản phẩm hiện tại, cải thiện tính năng và giảm chi phí sản xuất sản phẩm.
- Tạo ra sản phẩm mới có thể kết hợp với sản phẩm hiện tại.
- Tạo ra biến thể của sản phẩm hiện tại để đáp ứng những nhu cầu khác nhau của khách hàng.
- Tận dụng sản phẩm cũ để tái chế, giảm tác động của việc sản xuất đối với môi trường.
Chiến lược phát triển sản phẩm của mô hình Ansoff được doanh nghiệp khai thác các thế mạnh về marketing để giới thiệu sản phẩm mới cho thị trường hiện tại. Khi thực thi chiến lược, doanh nghiệp cần cân nhắc một số điều sau:
- Nghiên cứu điều kiện của thị trường.
- Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu, phân tích nhu cầu và hành vi tiêu dùng của họ.
- Cơ hội cho việc phát triển sản phẩm mới đáp ứng mong muốn, nhu cầu của từng nhóm khách hàng.
- Thu thập phản hồi ý kiến của khách hàng về sản phẩm mới để có ý tưởng toàn diện nhất cho sản phẩm.
Chiến lược đa dạng hóa (Diversification Strategy)
Đây được coi là chiến lược rủi ro cao nhất trong mô hình Ansoff. Chiến lược đa dạng hóa thực hiện hoạt động bán các sản phẩm mới vào thị trường mới. Chiến lược marketing tốt là nền tảng giúp doanh nghiệp thực hiện đa dạng hóa thành công.
Có hai loại chiến lược đa dạng hóa cả sản phẩm và phát triển thị trường mà doanh nghiệp cần xem xét:
- Chiến lược đa dạng hóa liên kết: doanh nghiệp thực hiện lĩnh vực hoạt động kinh doanh mới có liên quan đến hoạt động kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp.
- Chiến lược đa dạng hóa không liên kết: doanh nghiệp thực hiện mở rộng lĩnh vực hoạt động kinh doanh mới không liên quan đến hoạt động kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp.
Để giảm thiểu rủi ro cho chiến lược đa dạng hóa, doanh nghiệp cần đầu tư nhiều vào việc nghiên cứu, tìm hiểu và phát triển thị trường mới, tạo sản phẩm mới hoặc thương hiệu mới, đào tạo nguồn nhân lực và phát triển hệ thống phân phối tiêu thụ mới. Do đó, doanh nghiệp phải đánh giá nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất, nhân sự để cân nhắc thực hiện, phát triển các giai đoạn trong chiến lược đa đạng hóa mà vẫn đảm bảo được hiệu quả kinh doanh và tăng trưởng bền vững cho sản phẩm hiện tại.
Lời kết
Mô hình Ansoff đang được các doanh nghiệp ứng dụng thực chiến trong kinh doanh. Sử dụng mô hình Ansoff giúp các doanh nghiệp định hướng chiến lược phù hợp với nhu cầu của thị trường và mục tiêu của doanh nghiệp. Từ đó, mở rộng thị trường, tăng đa dạng cho sản phẩm dich vụ để phát triển thành công hoạt động kinh doanh của mình.
Xin chào, mình là Founder & CEO của Di Brother, team mình cung cấp các giải pháp marketing cho các doanh nghiệp, cá nhân cần tối ưu hóa bộ phận Marketing. Khi sử dụng bất cứ dịch vụ nào, các bạn cũng đều được tư vấn kỹ lưỡng về chiến lược thương hiệu để có cái nhìn tổng quát về mục tiêu sẽ đạt được.
Bài viết liên quan